Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Theo quy định của luật đầu tư năm 2014, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là: doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

  1. Điều kiện thực hiện hoạt động đầu tư của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 23 Luật Đầu tư 2014)

Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư thành lập doanh nghiệp; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh thì sẽ có đa số thành viên là cá nhân;
  • Thứ hai, có tổ chức kinh tế theo quy định tại trường hợp 1 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
  • Thứ ba, có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại trường hợp 1 nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền thực hiện điều chỉnh nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh mà không nhất thiết phải có dự án đầu tư. Việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có).

Đồng thời, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính mà không nhất thiết phải có dự án đầu tư. Hồ sơ, trình tự và thủ tục lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

  1. Hoạt động đầu tư theo hình thức hợp đồng

Nhà đầu tư có thể tiến hành đầu tư theo hình thức hợp đồng theo quy định như sau:

  • Thứ nhất, đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP (Điều 27 Luật Đầu tư): Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. Chính phủ quy định chi tiết lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
  • Thứ hai, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Điều 28 Luật Đầu tư): Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật Doanh nghiệp 2014. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline090.145.1945
Emailtuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *