Có được ký hợp đồng không xác định thời hạn với người lao động nước ngoài?
Khái niệm hợp đồng không xác định thời hạn
Trước hết khái niệm “hợp đồng không xác định thời hạn” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.”
Như vậy, có thể hiểu rằng theo quy định của bộ luật lao động 2012, khi các bên tham gia vào hợp đồng không xác định thời hạn nghĩa là các bên không xác định thời điểm chấm dứt của hợp đồng hay xác định là làm việc trong bao lâu.
Đồng thời vì là một dạng của hợp đồng lao động nên hợp đồng lao động không xác định thời hạn về mặt nội dung phải có những nội dung sau đây theo quy định tại Điều 23 Bộ luật lao động 2012:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động
c) Công việc và địa điểm làm việc
d) Thời hạn của hợp đồng lao động
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Như vây, thời hạn của hợp đồng lao động là một nội dung bắt buộc của hợp đồng lao động.
Đối với trường hợp người lao đông nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam dưới 2 dạng theo quy định tại thông tư 11/2016/NĐ-CP:
- Thuộc diện xin giấy phép lao động
- Thuộc diện xin xác nhận không thuộc diện xin giấy phép lao động
Cả hai trường hơp trên, người lao động nước ngoài chỉ được phép làm việc có thời hạn tại Việt Nam chứ không được làm việc theo dạng không xác định thời han (làm việc lâu dài). Vì theo quy định tại Nghị định 11/2016/NĐ-CP
“Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này”
“Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
- Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.”
Vì vậy, ta thấy sự không phù hợp nếu doanh nghiêp anh/chị tiến hành ký kết hợp đồng lao đồng không xác định thời hạn đối với người nước ngoài.
Theo quy định tại bộ luật lao động 2012 về những trường hợp giấy phép lao đông hết hiệu lực:
“3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.”
Từ quy định này cho thấy nếu nội dung lao động có mâu thuẫn với giấy phép lao động thì giấy phép lao đông hết hiệu lực và người nước ngoài không còn được quyền làm việc tại Việt Nam.
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com