10 BƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC ÁP DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH

10 BƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC ÁP DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH

Bước 1: Đăng kí sử dụng Mã doanh nghiệp GS1

Trước khi có thể bắt đầu sử dụng mã vạch, công ty phải tạo các mã số để sau đó mã hóa thành vạch. Mã doanh nghiệp GS1 được hơn 1 triệu công ty trên thế giới sử dụng làm cơ sở để tạo ra các mã số đơn nhất để phân định mọi thứ trong chuỗi cung ứng.

Để có được Mã doanh nghiệp GS1, hãy liên lạc với 0902.990.954  để được tư vấn miễn phí.

Bước 2: Cấp mã số

Quá trình này khá đơn giản. Bạn sẽ nghiên cứu cách định dạng mỗi loại mã số như thế nào, sau đó sử dụng Mã doanh nghiệp GS1 kết hợp với Số phân định vật phẩm do bạn cấp. GS1 Việt Nam có thể cung cấp cho bạn thông tin đặc thù về việc bạn có thể cấp bao nhiêu mã số căn cứ vào độ dài Mã doanh nghiệp GS1 của bạn.

Bước 3: Chọn phương pháp in mã vạch

Để bắt đầu, bạn phải quyết định việc sẽ mã hóa thành vạch cái gì và liệu mã vạch sẽ mang thông tin tĩnh hay động. Một ví dụ về thông tin tĩnh đơn giản là mã số phân định thương phẩm (GTIN) trên hộp ngũ cốc. Một ví dụ về thông tin động là việc in mã số xê-ri lên nhãn sản phẩm.

Nếu mã vạch của bạn mang thông tin tĩnh và bạn cần một dung lượng lớn về nhãn thì bạn nên yêu cầu công ty in ấn nhãn của bạn. Nếu bạn cần một dung lượng nhỏ về nhãn hoặc cần in nhãn với thông tin động thì bạn sẽ cần đến một máy in theo nhu cầu như một máy in laze trong văn phòng hoặc máy in truyền nhiệt trong nhà kho của bạn.

Bước 4: Chọn môi trường quét “chính”

Quy định kĩ thuật về loại, cỡ, điểm đặt và chất lượng mã vạch đều phù thuộc vào nơi mã vạch sẽ được quét.

Có 4 môi trường quét cơ bản cho thương phẩm là:

1. Bao bì sản phẩm được quét tại điểm bán lẻ (POS – point-of-sale)

2. Bao bì sản phẩm được quét trong kênh phân phối nói chung

3. Bao bì sản phẩm được quét tại POS nhưng cũng được quét trong kênh phân phối

4. Các môi trường đặc biệt như việc gán nhãn thiết bị y tế.

Bằng việc biết được nơi mã vạch của bạn sẽ được quét, bạn có thể thiết lập nên các yêu cầu kĩ thuật đúng đắn cho sản phẩm. Ví dụ, nếu bao gói sản phẩm được quét tại POS và trong phân phối nói chung, bạn sẽ cần sử dụng mã vạch EAN/UPC cho phù hợp với POS nhưng in vạch với cỡ to để phù hợp với cả việc quét trong môi trường phân phối và đảm bảo việc chọn điểm đặt mã vạch trên thương phẩm đáp ứng được yêu cầu về quét trong phân phối tự động.

Bước 5: Chọn mã vạch

Việc chọn đúng mã vạch là rất quan trọng để kế hoạch thực hiện mã vạch của bạn thành công. Sau đây là một vài điểm cần lưu ý:

-Nếu bạn mã hóa bằng vạch thương phẩm sẽ được quét tại POS thì bạn phải sử dụng mã vạch EAN/UPC.

-Nếu bạn in mã vạch có thông tin thay đổi như số xê-ri, ngày hết hạn, các số đo, thì bạn phải sử dụng mã vạch GS1-128, mã vạch giảm diện tích (RSS) hoặc trong các trường hợp đặc biệt là mã vạch ma trận dữ liệu của GS1 hoặc mã vạch có thành phần hỗn hợp.

-Nếu bạn chỉ muốn in mã vạch mã hóa GTIN lên thùng giấy có nếp nhăn, bạn có thể dùng mã vạch ITF-14.

Bước 6: Chọn cỡ mã vạch

Sau khi đã xác định đúng loại mã vạch cùng thông tin mà nó mã hóa, giai đoạn thiết kế bắt đầu. Cỡ mã vạch khi thiết kế tùy thuộc vào mã vạch đã xác định, nơi sẽ sử dụng mã vạch và cách in mã vạch như thế nào.

Bước 7: Định dạng phần văn bản của mã vạch

Phần văn bản phía dưới mã vạch rất quan trọng vì nếu mã vạch bị hỏng hay có chất lượng in kém thì phần văn bản sẽ được sử dụng.

Bước 8: Chọn màu mã vạch

Cách phối hợp màu tốt nhất đối với mã vạch là vạch đen trên nền trắng (các khoảng cách và vùng trống)

Bước 9: Chọn điểm đặt mã vạch

Khi bàn về điểm đặt mã vạch, chúng tôi liên hệ đến điểm đặt mã vạch trên thiết kế. Khi chọn điểm đặt mã vạch, phải cân nhắc tới quá trình đóng gói. Bạn phải tham khảo ý kiến kĩ sư đóng gói để chắc chắn rằng mã vạch không bị che khuất hoặc bị làm hỏng (ví dụ, in lấn vào cạnh thùng, phía sau nếp gấp của thùng, phía sau nắp của bao bì hoặc bị một lớp bao gói khác phủ lên.

Sau khi xác định điểm đặt mã vạch phù hợp, công ty in phải được tư vấn trước khi ấn định hướng mã vạch. Điều này là bởi vì rất nhiều quá trình in yêu cầu mã vạch phải được in theo một hướng đặc thù để phù hợp với chiều của súc giấy hoặc của vải.

Nếu có thể, khi sử dụng phương pháp in flexo bằng khuôn in mềm, các vạch phải chạy song song với hướng in. Nếu vạch chạy vuông góc hoặc xiên góc với hướng in hoặc song song với mặt phẳng nằm ngang, hãy cố gắng tránh mã vạch bị vặn vẹo khi khuôn in quay theo đường tròn.

Khi sử dụng phương pháp in lưới, phải sắp mã vạch song song với cấu trúc ô của lưới để tạo ra rìa vạch mịn nhất có thể.

THỦ TỤC THU HỒI MÃ SỐ MÃ VẠCH

Bước 10: Thiết lập kế hoạch chất lượng mã vạch

Tài liệu “Yêu cầu kĩ thuật chung của GS1” phần 5.4.2.8 quy định một danh mục tham chiếu nhanh các yêu cầu kĩ thuật về chất lượng mã vạch phụ thuộc vào loại mã vạch, ứng dụng xác định hoặc số phân định ứng dụng được mã hóa trong mã vạch.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902990954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *