Thủ tục chuyển nhượng cổ phần cá nhân

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần cá nhân

Trong một số trường hợp nhất định cổ đông là cá nhân trong công ty cổ phần có nhu cầu chuyển nhượng cổ phần. Để thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần thì bạn cần tìm hiểu quy định nhằm tiến hành thủ tục một cách an toàn.

Tìm hiểu các thông tin liên quan đến bản thân cũng như loại cổ phần mà mình đang nắm giữ.

Các thông tin liên quan đến bản thân: Bạn là cổ đông phổ thông hay cổ đông sáng lập của công ty cổ phần đó. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014:

“2. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.”

Việc xác định bạn là cổ đông sáng lập hay cổ đông phổ thông có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các hạn chế được quy định dành cho cổ đông sáng lập. Cụ thể, trong trường hợp bạn là cổ đông sáng lập của công ty cổ phần được thành lập dưới 03 năm thì sẽ chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông sáng lập còn lại. Trong trường hợp muốn chuyển nhượng cho chủ thể không phải là cổ đông sáng lập thì cần có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Thông tin về loại cổ phần mà mình đang nắm giữ. Trong công ty cổ phần có 02 loại cổ phần: cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Trong cổ phần ưu đãi còn bao gồm nhiều loại khác như cổ phần ưu đãi biểu quyết, ưu đãi cổ tức,… Đối với trường hợp cổ phần ưu đãi biểu quyết thì cổ đông nắm giữ không được chuyển nhượng cho chủ thể khác theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2014:

“3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.”

Sau khi xác định mình thuộc trường hợp được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, bạn và bên chuyển nhượng cần lập hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

Hợp đồng chuyển nhượng này cần được công ty cổ phần xác nhận để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các thủ tục về sau. Nội dung cơ bản của hợp đồng bao gồm:

  1. Tên hợp đồng, thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng
  2. Thông tin của bên chuyển nhượng
  3. Thông tin của bên nhận chuyển nhượng
  4. Mô tả đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng
  5. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng
  6. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng
  7. Giá, phương thức và thời điểm thanh toán
  8. Các chế tài xử lý hành vi vi phạm hợp đồng
  9. Phương thức giải quyết tranh chấp…

Sau khi hợp đồng chuyển nhượng cổ phần được ký kết, thì bạn cần tiến hành các thủ tục hành chính cần thiết như thay đổi thông tin cổ đông tại Sổ đăng ký cổ đông. Đồng thời trong trường hợp, bạn là cổ đông sáng lập thì cần thêm giấy tờ như Biên bản họp và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chấp thuận việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần thành lập dưới 03 năm.

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *