Quy định pháp luật về kinh doanh rượu

Quy định pháp luật về kinh doanh rượu

Kinh doanh rượu là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động kinh doanh rượu đã có một số điểm mới có thể nói là cắt giảm và tinh gọn hơn so với quy định trước đây. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc xóa bỏ nhiều điều kiện cho hoạt động phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu. Cụ thể như sau:

Bãi bỏ một số điều kiện liên quan đến hoạt động phân phối, bán buôn, bán lẻ

  • Bãi bỏ phải có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn, hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 03 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên, đối với bán buôn là 01 xe từ 500 kg trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển;
  • Bãi bỏ Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 01 tỷ Việt Nam đồng trở lên);
  • Bãi bỏ việc phải Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 300 m trở lên hoặc khối tích phải từ 1000 m3 trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;
  • Bãi bỏ Phù hợp với quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu do Sở Công Thương tỉnh công bố.
  • Bãi bỏ “Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu được xác định theo số dân trên cả nước theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu trên bốn trăm nghìn (400.000) dân; Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu được xác định trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu trên một trăm nghìn (100.000) dân; Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu tại cửa hàng bán lẻ trên địa bàn một quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là huyện) được xác định theo nguyên tắc không quá một (01) giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên một nghìn (1.000) dân và phù hợp theo quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.”

Bổ sung và xác định thêm về hoạt động bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ

Theo quy định ới, bán lẻ rượu được chia thành 2 loại hình là bán lẻ rượu và bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ. Theo đó, bán lẻ rượu phải đáp ứng các điều kiện như sau:

Điều 14. Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ

1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa ch rõ ràng.

3. Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.

4. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

5. Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2017. Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

https://tuvanltl.com/thu-tuc-xin-giay-phep-lien-van-viet-lao-2/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *