Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

Nguyên tắc là cơ sở, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, để dựa vào đó có thể định hướng được cách thức thực hiện. Theo đó, luật sở hữu trí tuệ cũng dành những nguyên tắc riêng biệt để đảm bảo cơ chế bảo hộ quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung được thực hiện hợp pháp. Xét về khía cạnh quyền tác giả, cần đề cập những nguyên tắc sau:

1.Nguyên tắc bảo đảm quyền tự do sáng tạo của cá nhân

Căn cứ Điều 40 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó”. Theo đó, Hiến pháp đã thừa nhận công dân có quyền tự do làm những gì pháp luật không cấm, một trong số đó là tự do nghiên cứu, tự do sáng tạo và được Nhà nước tạo cơ chế để bảo hộ. Việc quy định như vậy nhằm mục đích khuyến khích hoạt động sáng tạo, kích thích sự nghiên cứu học hỏi trong nhân dân. Mặc khác, quyền tự do sáng tạo dựa trên sự bảo hộ của Nhà nước do đó hạn chế việc sáng tác các tác phẩm phản động, hủ tục, mê tín dị đoan.

2. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng, tự định đoạt của các chủ thể

Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp 2013: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, Khoản 1 Điều 32 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”. Dựa trên tinh thần Hiến pháp 2013, việc đề cao quyền bình đẳng cũng được quy định trong luật sở hữu trí tuệ, rằng mọi cá nhân đều bình đẳng trong việc sáng tác ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và hưởng thụ thành quả lao động đã tạo ra. Sự hưởng thụ đó có thể là khai thác, sử dụng hoặc chuyển giao quyền tác giả cho bất kỳ chủ thể nào khác mà không ai có quyền can thiệp. Cơ chế này bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, hạn chế được các hành vi xâm phạm quyền tác giả, cho các chủ thể có quyền tự bảo vệ mình khi vi phạm xảy ra.

3. Nguyên tắc bảo đảm không trùng lặp tác phẩm

Nguyên tắc này cũng được thể hiện qua điều kiện bảo hộ quyền tác giả:

+ Tác phẩm phải có sáng tạo: tức là việc sư dụng tư duy trí tuệ, khả năng của tác giả tạo nên tác phẩm có tính đặc trưng riêng. Tính sáng tạo thể hiện qua ý tưởng, cách thức thê hiện,…

+ Tác phẩm phải nguyên gốc: việc thể hiện ý tưởng phải do chính tác giả thực hiện, không sao chép, bắt chước các tác phẩm khác. Việc sao chép tác phẩm khác là hành vi xâm phạm quyền tác giả của chính tác phẩm bị sao chép.

+ Tác phẩm được bảo đảm tính toàn vẹn: Tính toàn vẹn này được biểu hiện qua việc một tác phẩm không phải là sự cắt xén, thêm bớt từ tác phẩm khác, tác phẩm hình thành mà không làm phương hại đến quyền tác giả của bất cứ tác phẩm nào khác. Pháp luật đã tạo ra cơ chế nghiêm ngặt để đảm bảo thực thi hiệu quả.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

Trên đây là một số quy định chung liên quan đến Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *