Luật giải thể doanh nghiệp

Luật giải thể doanh nghiệp

Giải thể, hay còn gọi là “đóng cửa” doanh nghiệp, là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động trong một số trường hợp luật định.

1. Cơ sở pháp lý của việc giải thể doanh nghiệp

Những nội dung liên quan đến việc giải thể doanh nghiệp được quy định tại những văn bản pháp lý sau đây:

  • Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Luật, Pháp lệnh về thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế;
  • Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế;
  • Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD năm 2015.

2. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về các trường hợp tiến hành giải thể doanh nghiệp như sau:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định hồ sơ tiến hành giải thể doanh nghiệp bao gồm:

“a) Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

b) Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);

c) Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);

d) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Các hoạt động bị cấm từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 Luật doanh nghiệp 2014, kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp không được thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;

b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

c) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

d) Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;

đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

g) Huy động vốn dưới mọi hình thức”.

https://tuvanltl.com/dich-vu-thanh-lap-trung-tam-tu-van-du-hoc/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể của mình.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *