Luật đăng ký thương hiệu

Luật đăng ký thương hiệu

Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực pháp luật mới đối với Việt Nam, trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đã có những quy định chặt chẽ để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam vẫn đang từng bước hoàn thiện về các quy định, riêng về quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt là những chế định liên quan đến thương hiệu, đăng ký thương hiệu cần được chú trọng trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay.

1. Khái niệm luật đăng ký thương hiệu

Luật sở hữu trí tuệ không đưa ra bất kỳ quy định nào liên quan đến khái niệm về luật đăng ký thương hiệu. Nhưng dựa trên cở một văn bản pháp luật, thì luật đăng ký thương hiệu là một văn bản quy phạm pháp luật gồm những quy phạm điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể phát sinh khi thực hiện việc đăng ký, phát sinh quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu, tên thương mại…

Như vậy, thông qua việc khái quát về luật đăng ký thương hiệu, thì cần xác định:

– Đối tượng điều chỉnh: Là các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể khi thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu, làm phát sinh quyền bảo hộ với thương hiệu.

– Chủ thể: Các tổ chức, cá nhân sử dụng, đăng ký nhãn hiệu, tên thương mại…

– Luật đăng ký thương hiệu bảo hộ thành phần của tên thương mại, nhãn hiệu,… đó là một trong những đối tượng được bảo hộ nói chung của quyền sở hữu công nghiệp.

– Phương pháp điều chỉnh: Dựa trên cơ sở thuộc hệ thống luật sở hữu trí tuệ, phương pháp điều chỉnh của Luật đăng ký thương hiệu cũng là: mệnh lệnh ( quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền với các tổ chức, cá nhân); thỏa thuận (quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau); tự định đoạt (ý chí độc lập của chủ thể được bảo hộ).

2. Đặc điểm luật đăng ký thương hiệu

Dựa trên những đặc điểm của luật sở hữu trí tuệ có thể suy ra đặc điểm của luật đăng ký thương hiệu như sau:

– Quyền sử dụng đóng vai trò quan trọng: được thể hiện qua quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân có được sau khi thực hiện đăng ký thương hiệu, phát sinh quyền bảo hộ.

– Bảo hộ về thương hiệu là bảo hộ có tính chọn lọc: pháp luật đều quy định những điều kiện cụ thể mà khi đáp ứng những điều kiện về nhãn hiệu hoặc tên thương mại, không rơi vào các trường hợp ngoại lệ thì có thể đăng ký bảo hộ.

– Bảo hộ mang tính lãnh thổ và có thời hạn: được bảo hộ trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Mặc khác có thể thực hiện việc bảo hộ ở nước khác có ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam hoặc cùng là thành viên một điều ước quốc tế. Về bảo hộ mặt thời gian, pháp luật cũng đưa ra thời hạn bảo hộ cho từng đối tượng, riêng với đối tượng là nhãn hiệu nổi tiếng thì được bảo hộ vô thời hạn, cho đến khi không còn đáp ứng điều kiện về nhãn hiệu nổi tiếng.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Trên đây là một số quy định chung liên quan đến Luật đăng ký thương hiệu nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

One Reply to “Luật đăng ký thương hiệu”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *