Làm lý lịch tư pháp ở đâu?

Làm lý lịch tư pháp ở đâu?

Với nền quản lý hành chính dựa trên hầu hết là văn bản, mỗi công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam hẳn đã được biết đến lý lịch tư pháp. Vậy trong trường hợp được yêu cầu phải cung cấp lý lịch tư pháp, chúng ta sẽ làm lý lịch tư pháp ở đâu? Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ? Cần cung cấp các giấy tờ gì và thủ tục gồm mấy bước? Thời gian bao lâu?

Lý lịch tư pháp gồm những loại nào?

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Nếu là cá nhận thực hiện làm lý lịch tư pháp, chúng ta chỉ cần quan tâm đến Phiếu lý lịch tư pháp số 1 vì phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp theo yêu cầu và chơ cơ quan tiến hành tố tụng.

Nội dung của phiếu lý lịch tư pháp số 1

Điều 42. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1

1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Tình trạng án tích:

a) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;

b) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;

c) Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

(Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp)

Thành phần hồ sơ xin Lý lịch tư pháp:

  • Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Bản chụp Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (kèm theo bản chính để đối chiếu);
  • Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (kèm theo bản chính để đối chiếu);

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận:

1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

2. Sở Tư pháp

a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Thủ tục Gia hạn Work permit

Trên đây là một số thông tin chung liên quan đến Làm lý lịch tư pháp ở đâu nhằm mục đích tham khảo của LTL Consultants.

Hiện tại khóa học Tự học tiếng anh cho người bắt đầu có giá là 700.000 đồng. Tuy nhiên bạn sẽ được giảm giá 40% chỉ còn 420.000 khi mua khóa học kèm mã giảm giá thaole. Ấn vào nút đăng ký dưới đây để nhận khuyến mãi nhé.Xem tại đây.

Đừng ngại ngần liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho trường hợp cụ thể của mình.

Sứ mệnh của chúng tôi sẽ chưa hoàn thành cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *