Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một quyền sở hữu đối với tài sản vô hình, do vậy việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản này bằng biện pháp hành chính cùng với các  biện pháp hình sự, dân sự có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ trật tự xã hội, trật tự kinh doanh, xử lý người vi phạm và bảo vệ chủ văn bằng, bảo vệ người tiêu dùng.

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp có thể được thực hiện thông qua 3 biện pháp chính như:

  • Biện pháp dân sự
  • Biện pháp hình sự
  • Biện pháp hành chính

1.Biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo thủ tục tố tụng dân sự trên cơ sở yêu cầu của chủ thể quyền SHTT hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Theo quy định tại Điều 202 Luật SHTT, khi phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT, Tòa án có thể áp dụng một trong các biện pháp dân sự sau đây:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT.

2. Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính là việc cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT. Các hành vi xâm phạm quyền SHTT sau đây bị xử phạt hành chính:

  • Thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
  • Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT mặc dù đã được chủ thể quyền SHTT thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về SHTT theo quy định tại Điều 213 Luật SHTT hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

3. Biện pháp hình sự

Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự về một trong các tội danh sau: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157) ; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); Tội lừa dối khách hàng (Điều 162) ; Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170) ; Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a) ; Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171) ; Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271).

Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT là việc cơ quan có thẩm quyền tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT hoặc kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT.

Nhãn hiệu và thương hiệu

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *