Ưu điểm của việc mua lại doanh nghiệp

Ưu điểm của việc mua lại doanh nghiệp

Trên thực tế, để tăng cường sự hiện diện trên phạm vị quốc tế cũng như nhằm mở rộng thị trường kinh doanh, các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức mua lại doanh nghiệp. Hoạt động mua lại doanh nghiệp được thực hiện rầm rộ trên thị trường kinh doanh hiện nay. Hoạt động mua lại doanh nghiệp sẽ mang lại cho doanh nghiệp được những lợi ích nhất định và đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp.

Hoạt động mua lại doanh nghiệp hiện này chưa được quy định cụ thể tại một văn bản luật nào. Tại khoản 4 Điều 29 Luật cạnh tranh 2018 quy định về mua lại doanh nghiệp như sau: “mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. Với quy định này có thể thấy rằng việc mua lại doanh nghiệp có thể được thực hiện thông qua mua lại toàn bộ hoặc mua lại một phần. Tuy nhiên, việc mua lại này đảm bảo đủ để doanh nghiệp kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

Trên thực tế hoạt động mua lại doanh nghiệp mang lại những ưu điểm sau:

Thứ nhất, thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường

Trong hoạt động kinh doanh việc tiếp cận thị trường đóng vai trò rất quan trọng. Đối với doanh nghiệp đang tồn tại, trên thị trường cũng có độ phổ biến nhất định và có một số khách hàng cố định. Do đó, khi mua lại doanh nghiệp, việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Mặt khác, doanh nghiệp đang tồn tại bao giờ cũng lưu giữ những số liệu hoạt động tài chính. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nguồn tại trợ và đầu tư.

Thứ hai, khắc phục được những hạn chế mà doanh nghiệp trước đã gặp phải

Việc mua lại doanh nghiệp sẽ tạo được điều kiện cho quản lý mới học được cách làm việc cũng như chiến lược hoạt động của công ty. Nếu doanh nghiệp thành đạt điều đó có nghĩa chiến lược của người đi trước đúng đắn và có hiệu quả, người quản lý có thể tận dụng phát triển. Nếu doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, người quản lý mới có thể rút kinh nghiệm và loại bỏ được những chiến lược không phù hợp.

Thứ ba, tiết kiệm chi phí

Để thành lập một doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí, từ chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng đến chi phí quảng bá, xây dựng hình ảnh. Tuy nhiên, đối với việc mua lại công ty, các khoản chi phí này không nhiều. Do đó, doanh nghiệp mua lại sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn.

Với những thuận lợi mà hoạt động mua lại doanh nghiệp mang lại, do đó, trên thị trường kinh doanh hoạt động mua bán doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến.

https://tuvanltl.com/quy-dinh-phong-chay-chua-chay-ho-kinh-doanh/

Trên đây là một số tư vấn nhằm mục đích tham khảo của LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *