Phù hiệu xe đầu kéo 2019

Phù hiệu xe đầu kéo 2019

Hiện nay, việc đưa xe đầu kéo  hay còn gọi là xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc  vào hoạt đông kinh doanh vận tải như hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa ngày càng phổ biến. Điều này thúc đẩy sự phát triển của ngành vận tải và cũng được chính phủ khuyến khích. Nhưng trước khi đưa xe đầu kéo vào hoạt dộng kinh doanh vận tải, tổ chức/cá nhân phải hoàn thành những thủ tục bắt buộc theo quy định của luật để đảm bảo tính pháp lý của việc đưa xe đầu kéo vào hoạt động kinh doanh vận tải. Một trong những thủ tục bắt buộc là tiến hành cấp phù hiệu cho xe đầu kéo.

Theo quy định tại khoản 2, điều 55, Thông tư 63/2014/TT-BGTVT:

“2. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, theo hợp đồng, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho xe ô tô tham gia kinh doanh trong danh sách xe do đơn vị đề nghị theo quy định tại khoản 5 Điều này.”

Như vây, để tiến hành cấp phù hiệu cho xe đầu kéo, thì tổ chức/cá nhân cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 5, điều 55, Thông tư 63/2014/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 11 Điều 1 Thông tư 60/2015/TT-BGTVT. Cụ thể, quy định như sau:

5. Đơn vị kinh doanh vận tải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:

  • a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này;
  • b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký theo quy định tại khoản 12 Điều này
  • c) Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.”

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, tổ chức/cá nhân tiên hành gửi đến sở giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở hoặc đặt chi nhánh để đề nghị cấp phù hiệu. Sau một thời gian khoảng 3 ngày, sở giao thông vận tải có trách nhiệm giải quyết và cấp phù hiệu cho đơn vi kinh doanh vận tải.

Như vậy, có thể thấy rằng phù hiệu xe đầu kéo được tiến hành cấp theo quy đinh như xe tải nói chung. Cá nhân/tổ chức cần tiến hành theo thủ tục luật định để được cấp phù hiệu dành cho xe đầu kéo.

https://tuvanltl.com/xe-tuyen-co-dinh-la-gi/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *