Phù hiệu xe 16 chỗ Tp Hcm

Phù hiệu xe 16 chỗ Tp Hcm

Câu Hỏi: Cơ quan tôi có một chiếc ô tô 16 chỗ nhằm phục vụ chuyên chở nhân viên cơ quan vậy cho tôi hỏi xe cơ quan tôi có cần phải gắn phù hiệu không và nếu không gắn thì có bị xử phạt không?

Chuyên viên tư vấn: Với câu hỏi trên LTL chúng tôi xin tư vấn bạn như sau:

Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 NĐ 86/2014/NĐ-CP quy định “Vận tải người nội bộ là hoạt động vận tải do các đơn vị sử dụng loại xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở lên định kỳ vận chuyển cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của mình từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc học tập và ngược lại”. Với quy định này thì xe của cơ quan bạn thuộc trường hợp xe vận tải người nội bộ.

Đối với xe nội bộ được quy định tại Điều 48 TT 63/2014/TT-BGTVT như sau:

“Xe ô tô vận tải người nội bộ có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở lên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, xe ô tô vận tải người nội bộ phải có phù hiệu “XE NỘI BỘ” theo mẫu quy định tại Phụ lục 23 của thông tư này

…”

Vậy xe cơ quan của bạn là xe vận tải người nội bộ có sức chứa là 16 chỗ ngồi do đó theo quy định này bắt buộc xe của cơ quan bạn phải xin phù hiệu “XE NỘI BỘ”.

Đối với việc bạn không xin phù hiệu thì trong quá trình lưu thông sẽ bị CSGT xử phạt về hành vi điều khiển phương tiện không gắn phù hiệu và mức xử phạt cụ thể theo NĐ 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hành khách điểm đ khoản 6 Điều 23 nghị định này quy định mức phạt như sau:

“Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

đ) Điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp”

Ngoài viêc phạt tiền người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đồng thời sẽ bị tịch thu phù hiệu đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Đối với chủ phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 8 Điều 30 như sau:

“Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, điểm đ khoản 6 Điều 23; Điểm b, điểm c, khoản 5 Điều 24 nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ khoản 6 Điều 23; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 24 nghị định này.”

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *