Mức phạt xe không có phù hiệu 2019

Mức phạt xe không có phù hiệu 2019

Thủ tục đề nghị cấp và gắn phù hiệu là một thủ tục bắt buộc hiện này theo quy định của pháp luật. Vì vậy, tổ chức/cá nhân nào không tiến hành đề nghị cấp và gắn phù hiệu đối với xe ô tô được đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ phải chịu những chế tài xử phát hành chính.

Theo quy định tại Nghị định tại Điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

“5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Như vậy, rõ ràng mức xử phạt đối với hành vi không gắn phù hiệu cho xe ô tô đưa vào sản xuất, kinh doanh là khá nặng. Vì vậy, để tránh bị xử phạt thì cá nhân/tổ chức cần tiến hành thủ tục đề nghị cấp phù hiệu. Hiện nay, pháp luật quy định nhiều loại phù hiệu, tổ chức/cá nhân tiến hành cấp phù hiệu sao cho phù hợp.

Đối với loại xe tải nói chung, thì thủ tục đề nghị cấp phù hiệu theo quy định tại Khoản 5 Điều 55  Thông tư 63/2014/TT-BGTVT sửa đổi bởi Điểm b Khoản 11 Điều 1 Thông tư 60/2015/TT-BGTVT:

a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này;

b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký theo quy định tại khoản 12 Điều này.

c) Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.”

Đối với phù hiệu xe nội bộ. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp theo quy định tại Khoản 6 Điều 55 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT:

a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này.

b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp), Giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Đối với phù hiệu xe trung chuyển, thì cá nhân/tổ chức cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 7 Điều 55 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT:
a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này.

b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.”

Tùy thuộc vào từng trường hợp mà tổ chức/cá nhân phải tiến hành thủ tục đề nghị cấp và gắn phù hiệu sao cho phù hợp với loại xe và mục đích mà mình đáng sử dụng, để tránh bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP  như đã nêu trên.

https://tuvanltl.com/mau-phuong-an-kinh-doanh/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

2 Replies to “Mức phạt xe không có phù hiệu 2019”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *