Mã vạch sản phẩm có làm giả được không?

Mã vạch sản phẩm có làm giả được không?

Với thực trạng hiện nay, hàng hóa ngày càng được sản xuất một cách ồ ạt từ nhiều quốc gia, người tiêu dùng không thể nào phân biệt được hàng thật hàng giả, xuất xứ, nguồn gốc từ những loại hàng hóa, sản phẩm này. Hàng hóa, giấy tờ còn làm giả được huống hồ gì là những con số, những đường kẻ như là mã số mã vạch. Những nhà kinh doanh nào nghiêm túc, có đạo đức thì họ sẽ dồn hết sức lực của mình vào chất lượng của sản phẩm, vào từng mã số mã vạch mà mình làm ra nhưng bên cạnh đó thì cũng những người kinh doanh bất chấp mọi thủ đoạn để tạo ra những sản phẩm với những mã số mã vạch giả che mắt người tiêu dùng làm cho khách hàng lầm tưởng sản phẩm này là của nhà sản xuất kia nhưng thực chất thì không phải như vậy. Vậy mã vạch của sản phẩm có bị làm giả không?

1. Làm giả mã vạch trên sản phẩm bằng cách nào?

  • Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được. Bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng.
  • Mã vạch sản phẩm chỉ là các con số và các ký tự mã vạch tạo nên được in trên bao bì sản phẩm, hoàn toàn có thể in nhái theo 100% và máy quét mã vạch hay phần mềm check code thì không phải máy phân biệt “giả thật”. Bạn chỉ cần chụp lại mã vạch và in ra dán lên 1 sản phẩm khác, khi check mã vạch thì vẫn ra thông tin của sản phẩm ban đầu.

2. Một số cách để có thể thận trọng để không phải mua sản phẩm có mã vạch giả.

  • Cẩn trọng khi đi mua hàng;
  • Khảo sát sản phẩm trên hệ thống chính hãng;
  • Nắm rõ quy trình bán hàng và khuyến mại;
  • Hạn chế đặt mua qua mạng;
  • Hỏi ý kiến người dùng có kinh nghiệm;
  • Lựa chọn địa chỉ đặt mua hàng cần thận;
  • Chọn sản phẩm nguyên hộp.

3. Biện pháp xử lý đối với hành vi làm giả mã vạch trên sản phẩm hàng hóa:

Theo quy định của Khoản 2, 3, 4 Điều 27 Nghị định 80/2013/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuản, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
  • b) Sử dụng trái phép mã số mã vạch của doanh nghiệp khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
  • c) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch;
  • d) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc không được tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi hàng hóa gắn mã số mã vạch vi phạm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

Mã vạch phổ biến

Trên đây là một số thông tin liên quan đến “Mã vạch sản phẩm có làm giả được không?” nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *