Chuyển nhượng cổ phần 2020

Chuyển nhượng cổ phần 2020

Giao dịch chuyển nhượng cổ phần là một giao dịch phổ biến đối với hình thức công ty cổ phần, một phần vì nhu cầu của các cổ đông, một phần vì đặc điểm pháp lý của loại hình doanh nghiệp này. Trong bài viết này, chuyên viên sẽ cung cấp các quy định giúp bạn có cái nhìn tổng quan về giao dịch chuyển nhượng cổ phần.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Những chủ thể nắm giữ cổ phần thì được gọi là cổ đông. Trong tất cả các loại hình doanh nghiệp thì công ty cổ phần là loại hình dễ tiến hành chuyển nhượng vốn nhất, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014:

Điều 126. Chuyển nhượng cổ phần

  1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.”

Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần được áp dụng đối với cổ đông của công ty cổ phần cho phép tiến hành chuyển nhượng cổ phần cho các chủ thể khác một cách tự do. Tuy nhiên, có những trường hợp nhất định mà cổ đông bị hạn chế “quyền tự do chuyển nhượng cổ phần”:

Thứ nhất, trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014:

3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.”

Trong trường hợp công ty cổ phần thành lập dưới 03 năm mà bên chuyển nhượng là cổ đông sáng lập và bên nhận chuyển nhượng không phải là cổ đông sáng lập thì cần có sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông.

Thứ hai, trường hợp cổ phần được chuyển nhượng là cổ phần ưu đãi biểu quyết thì bạn không có quyền chuyển nhượng cho người khác theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2014:

3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.”

Thứ ba, Điều lệ của công ty có quy định cụ thể về những trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần khác.

Sau khi xác định mình không thuộc những trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần các bên cần lập hợp đồng chuyển nhượng. Việc lập hợp đồng chuyển nhượng sẽ tạo ra sự rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên. Đồng thời, tạo điều kiện cho các bên tiến hành thủ tục thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp sau này.

Như vậy, giao dịch chuyển nhượng cổ phần thực chất là một giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần. Trước khi tham gia vào giao dịch chuyển nhượng cổ phần, bạn cần tìm hiểu, mình có thuộc những trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần hay không để đảm bảo giao dịch diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ.

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *