Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
Theo đánh giá của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, những năm qua tình trạng xâm phạm quyền SHTT đang ngày một gia tăng ở Việt Nam, hầu hết các chủ thể quyền đều tìm hướng giải quyết là tự giải quyết tranh chấp giữa các bên, áp dụng công nghệ để ngăn ngừa và tiến hành bằng biện pháp hành chính. Rất ít vụ việc được đưa ra xử lý tại tòa án ở Việt Nam, mà được thay bằng việc khiếu nại đến các cơ quan chức năng, điều này đã tạo ra sự khác biệt so với việc tranh chấp quyền SHTT tại các nước trên thế giới.
Sự khác biệt này đã làm cho quyền SHTT với bản chất là quyền dân sự đang bị chuyển qua thành xử lý hành chính. Đánh giá từ các chuyên gia cho thấy, trong nhiều năm qua ở nước ta liên tục xảy ra tình trạng xâm phạm quyền SHTT, nhưng các chủ thể quyền dường như rất ngại việc khởi kiện ra tòa vì cho rằng cơ chế xử lý này còn rườm rà, tốn kém và ít hiệu quả. Nhất là hiện nay ngành tòa án còn thiếu cán bộ có năng lực, trình độ để có thể xử lý những vụ việc xâm phạm, tranh chấp quyền SHTT.
Do đó, các chủ thể quyền thường lựa chọn sử dụng các cơ quan hành chính công quyền để bảo vệ quyền và lợi ích theo các quy định như: Công an kinh tế, quản lý thị trường, hải quan, lực lượng thanh tra thuộc các bộ, ngành…
Tuy nhiên biện pháp hành chính này lại có hạn chế về tính hiệu quả khi giải quyết các vụ việc có tính chất tranh chấp, khó chứng minh được hành vi vi phạm, đòi hỏi phải qua quá trình xác minh, tranh tụng. Thí dụ vừa qua đã xảy ra tranh chấp thương hiệu “Bảo Xuân” giữa Công ty TNHH dược phẩm Ích Nhân và cơ sở Ngân Anh (Hậu Giang). Đây là vụ việc tranh chấp đã kéo dài nhiều năm vì cơ sở Ngân Anh cho rằng, sản phẩm “Bảo Xuân” của mình là loại “mỹ phẩm” thuộc nhóm khác với sản phẩm là “dược phẩm” của Công ty Ích Nhân. Ngay thời gian đầu tiên, Cục SHTT cũng đã chấp nhận đơn đăng ký được bảo hộ của cơ sở Ngân Anh, nhưng sau đó lại “đổi ý” vì cho rằng, thương hiệu “Bảo Xuân” nổi tiếng, dễ bị gây nhầm lẫn, cho nên không đồng ý bảo hộ cho cơ sở Ngân Anh mặc dù hai sản phẩm thuộc nhóm được bảo hộ khác nhau. Mặt khác, một “đặc thù” của việc xử lý tranh chấp bằng phương pháp hành chính là các chủ thể quyền buộc phải có các yêu cầu và phải thực hiện một số các thủ tục “hành chính” khá rườm rà, mất thời gian chờ đợi việc thực thi. Nhất là chế tài xử lý vi phạm còn nhẹ, cho nên chưa đủ sức răn đe. Có nhiều trường hợp vi phạm bị xử lý xong lại tiếp tục vi phạm và chấp nhận nộp phạt vì lợi nhuận kiếm được cao hơn rất nhiều. Do đó, xét về tính hiệu quả tranh chấp, nếu các vụ việc được đưa ra tòa án sẽ bảo đảm việc thực thi và được bồi thường theo quy định.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline: 0902.990.954
Email: infotuvanltl@gmail.com