Vì sao có kinh doanh bán buôn và kinh doanh bán lẻ ?

Vì sao có kinh doanh bán buôn và kinh doanh bán lẻ ?

Kinh doanh bán buôn và bán lẻ là hai loại hình cung ứng hàng hóa quan trọng mang những đặc điểm, tính chất khác nhau. Điều này đặt ra những câu hỏi như: Tại sao lại có sự tồn tại của hai loại hình này trên thị trường. Trong bài viết này, chuyên viên sẽ giải đáp cho câu hỏi trên.

Sự khác biệt giữa hai hình thức bán buôn và bán lẻ có thể thấy rõ qua quy định của pháp luật về hai hình thức này.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP,  quy định về thuật ngữ bán buôn như sau:

“6. Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ.”

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, quy định về thuật ngữ bán lẻ như sau:

“7. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.”

Như vậy, khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức trên chính là đối tượng phục vụ. Đối tượng phục vụ của hình thức bán buôn là các loại hình thương nhân theo quy định tại Luật thương mại 2005 bao gồm các doanh nghiệp, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích,.. Còn đối tượng phục vụ của hình thức bán lẻ là các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu phục vụ mục đích sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày.

Hiện nay, cũng chưa có một nguồn tài liệu chính thức nào lý giải về nguyên nhân của sự tồn tại của hai hình thức bán buôn và bán lẻ. Vì vậy, theo quan điểm của chuyên viên thì nguyên nhân tồn tại của hai hình thức trên bao gồm:

Thứ nhất, do tiềm lực, nhu cầu, chiến lược của từng chủ thể tham gia vào thị trường. Trên thị trường sẽ có những doanh nghiệp đảm nhận trọn gói từ khâu sản xuất hàng hóa, vận chuyển và phân phối đến tay người tiêu dùng. Bởi vì, tiềm lực về tài chính, hệ thống, nhân sự của tổ chức là rất lớn nên họ có thể đảm nhận tất cả các khâu. Thêm vào đó, xuất phát từ nhu cầu của các tổ chức này không muốn quá phụ thuộc vào các thương nhân khác trong việc phân phối hàng hóa. Ngược lại, có những doanh nghiệp chỉ tập trung vào một mảng duy nhất như sản xuất hàng hóa, còn các hoạt động khác như vận chuyển hay phân phối họ giao cho các thương nhân khác thực hiện. Cả hai chiến lược trên đều có những ưu, nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu, tiềm lực của tổ chức.

Thứ hai, sự tồn tại của hai hình thức trên còn liên quan mật thiết đến năng lực cốt lõi của mỗi tổ chức trên thị trường. Cũng giống như chủ thể là cá nhân đều có những năng lực, sở trường chuyên biệt, thì mỗi doanh nghiệp đều sở hữu những năng lực cốt lõi riêng (có giá trị với khách hàng, khó bị bắt chước, có tính phổ quát). Vì vậy, có những doanh nghiệp rất giỏi trong việc quản lý hoạt động bán buôn, nhưng lại không giỏi trong việc quản lý hoạt động bán lẻ và ngược lại. Vì vậy, cần có những doanh nghiệp đảm nhận những vai trò khác nhau với những năng lực cốt lõi khác nhau.

Thứ ba, nhu cầu của khách hàng là rất đa dạng. Vì thế cần nhiều loại hình phân phối mang những đặc tính khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. Khách hàng là cá nhân có mục đích tiêu dùng không thể sử dụng dịch vụ bán buôn. Bởi vì, đặc thù của bán buôn là phải mua ở số lượng lớn, trong khi nhu cầu tiêu dùng thì chỉ cần số lượng vừa đủ để dùng hàng ngày. Vì vậy, sự tồn tại của bán buôn và bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khách hàng khác nhau.

Như vậy, bán buôn và bán lẻ là hai hình thức cơ bản và phổ biến nhất trong lĩnh vực phân phối hàng hóa. Hai hình thức này đảm nhận có những đặc điểm khác nhau, đảm nhận những vai trò khác nhau. Nguyên nhân của sự tồn tại hai hình thức này đã được lý giải như đã nêu trên.

https://tuvanltl.com/so-sanh-ban-buon-va-ban-le/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *