Ví dụ về nhãn hiệu nổi tiếng

Ví dụ về nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi nó được sử dụng liên tục cho hàng hóa/dịch vụ có uy tín và do vậy được biết đến một cách rộng rãi. Theo Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu nổi tiếng nghiễm nhiên được hưởng chế độ bảo hộ đặc biệt tại tất cả các nước thành viên mà không cần qua bất kỳ thủ tục đăng ký nào.

Việt nam tham gia Công ước Paris, nên có nghĩa vụ bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, dù nhãn hiệu đó có đăng ký hay không. Tuy nhiên, quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng chỉ phát sinh trên cơ sở quyết định công nhận của Cục Sở hữu Trí tuệ. Có nghĩa là nhãn hiệu phải được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận là nổi tiếng.

Những nhãn hiệu này là sự kết tinh nỗ lực kinh doanh của doanh nghiệp cả về trí tuệ và vật chất, vì vậy nhãn hiệu nổi tiếng là tài sản có giá trị rất lớn. Một số quốc gia phân biệt hai cấp độ: nhãn hiệu nổi tiếng (well – known marks) là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trong phạm vi quốc gia và nhãn hiệu rất nổi tiếng (famous marks) là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trên thị trường quốc tế, mang tính toàn cầu. Những nhãn hiệu được coi là nổi tiếng toàn cầu có thể kể đến như: CocaCola, NOKIA, Google, Microsoft…

Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam như: Trung Nguyên cho sản phẩm và dịch vụ bán cà phê; Biti’s cho giày dép; Vietnam Airlines cho dịch vụ vận chuyển hàng không…

Nhãn hiệu nổi tiếng đã được ghi nhận/công nhận tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Việc ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng là để chống lại việc sử dụng/đăng ký các nhãn hiệu/dấu hiệu tương tự hoặc việc sử dụng các biến thể, bản sao hoặc bản dịch của nhãn hiệu nổi tiếng đó cho các sản phẩm/dịch vụ tương tự, thậm chí ở một số quốc gia còn áp dụng cho cả các sản phẩm/dịch vụ không tương tự (hay còn gọi là sản phẩm/dịch vụ khác loại) mà việc sử dụng/đăng ký này gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc/xuất xứ sản phẩm mang Nhãn hiệu nổi tiếng.

Quy định về việc ghi nhận Nhãn hiệu nổi tiếng tại mỗi quốc gia có thể khác nhau ở một số tiêu chí nhưng có một điểm chung đó là Nhãn hiệu nổi tiếng có thể được ghi nhận/bảo hộ bất kể nhãn hiệu đó có hoặc không được tiến hành các thủ tục đăng ký với cơ quan Sở hữu trí tuệ (“SHTT”) của quốc gia đó. Hay nói cách khác, chủ sở hữu của một nhãn hiệu nổi tiếng có quyền lợi, ít nhất, là giống với chủ sở hữu của một nhãn hiệu đã được đăng ký thông thường. Cụ thể là chủ sở hữu của Nhãn hiệu nổi tiếng, để bảo vệ quyền lợi của mình đối với Nhãn hiệu nổi tiếng, có thể những hành động pháp lý/biện pháp chống lại hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá, bao gồm cả các biện pháp hành chính, biện pháp hải quan, các biện pháp dân sự và các biện pháp hình sự.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự

Trên đây là một số nội dung liên quan đến Ví dụ về nhãn hiệu nổi tiếng nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

2 Replies to “Ví dụ về nhãn hiệu nổi tiếng”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *