Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam

Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam

Bên cạnh cơ chế bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả của pháp luật sở hữu trí tuê, pháp luật hành chính, hình sự và cơ chế tự bảo vệ mình của chính chủ thể trong các quan hệ sở hữu trí tuệ. Vẫn còn những tổ chức phi chính phủ khác được thành lập và hoạt động để quản lý, bảo vệ cho những tổ chức, cá nhân là chủ thể của các quyền sở hữu trí tuệ, một trong số đó là Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam.

1.Vị trí của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam.

Tại Điều 56 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 có nhắc tới cụm từ: “Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan”, vậy thực tế tổ chức đó tại Việt Nam là hiện giờ là tổ chức nào? Đó chính là Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, tên viết tắt là VCPMC. Theo đó: “Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan là tổ chức phi lợi nhuận do các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan”.

Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 19/2002/QD-NS ngày 19/4/2002 quyết định của tổng thư ký hội nhạc sĩ Việt Nam. Trung tâm chịu sự quản lý của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (HNSVN) mà đại diện là Ban Thư Ký HNSVN, hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ của TT QTGAN, được sự bảo trợ của Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch. Với mục đích hoạt động là: khai thác và bảo vệ các quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc được luật pháp công nhận bảo hộ trên cơ sở: Hợp đồng uỷ thác quyền tác giả (HĐUTQTG); giúp các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định và thực hiện chính sách về quyền tác giả; giúp những người sử dụng tác phẩm được thuận lợi và đảm bảo; góp phần phát triển văn hoá âm nhạc thông qua hoạt động xã hội nghề nghiệp.

2. Quyền hạn, nhiệm vụ của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam.

Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 56 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về một số hoạt động của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Điều 41 NĐ 100/2006/ NĐ-CP quy định một số điều kiện cần tuân thủ khi hoạt động của trung tâm này. Ngoài ra, tại quyết định thành lập Quyết định số 19/2002/QD-NS ngày 19/4/2002 cũng có đề cập tới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy định cơ cấu tổ chức của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam.

CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP LẠI, ĐỔI, HỦY BỎ HIỆU LỰC GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN TÁC GIẢ

Trên đây là một số quy định chung liên quan đến Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *