Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu

Thư viện số về Sở hữu công nghiệp (IP Lib) của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam là nguồn thông tin đầy đủ nhất về các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu) hiện nay ở Việt Nam. Việc tra cứu sự trùng lặp của nhãn hiệu được thực hiện như sau:

Trên thư viện, doanh nghiệp có thể tìm hiểu và nắm bắt được những thông tin cần thiết về các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam, các đối tượng đã nộp đơn đăng ký chờ thẩm định để cấp bằng. Những thông tin này rất có ích cho doanh nghiệp trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền: thiết kế, lựa chọn nhãn hiệu mang dấu ấn riêng của doanh nghiệp; tránh các hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền; theo dõi, nắm bắt thông tin về sở hữu trí tuệ của các đối thủ cạnh tranh để có chiến lược và giải pháp thích hợp…

Để truy cập thông tin trên thư viện, doanh nghiệp chỉ cần có một máy vi tính kết nối mạng Internet và một máy in để in các thông tin cần thiết.

Cách sử dụng như sau:

– Từ trình duyệt Internet, gõ địa chỉ:iplib.noip.gov.vn để vào Thư viện số về sở hữu công nghiệp.

– Tiếp theo doanh nghiệp nhấp chuột vào dòng chữ chỉ đối tượng cần tra cứu thông tin (Sáng chế, Kiểu dáng, Nhãn hiệu).

– Để tra cứu thông tin về nhãn hiệu:

Sau khi nhấp chuột vào dòng chữ Nhãn hiệu, màn hình giao diện “TẠO TRUY VẤN TÌM KIẾM CHO NHÃN HIỆU” hiện ra. Doanh nghiệp có thể  tra cứu theo 25 trường (25 thông tin chi tiết về nhãn hiệu): nhãn hiệu tìm kiếm (cụm từ chỉ tên của nhãn hiệu); nhóm SP/DV (nhóm sản phẩm/dịch vụ: hàng hóa/dịch vụ được phân theo nhóm hàng hóa/dịch vụ của hệ thống phân loại quốc tế NICE – người dùng có thể tìm hiểu bảng phân loại này khi nhấp vào khung chữ Phân loại SP/DV ở phía trên các khung tìm kiếm); phân loại hình (các yếu tố cấu hình của nhãn hiệu được phân loại theo hệ thống phân loại quốc tế Viên); tên của sản phẩm/dịch vụ; từ khóa tìm kiếm; đại diện SHTT (tên ngắn của các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ); số đơn (số được Cục Sở hữu trí tuệ cấp khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu); người nộp đơn (tên của người nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu); địa chỉ người nộp đơn; ngày nộp đơn; mã nước của người nộp đơn (mã ký hiệu của nước của người nộp đơn đăng ký bảo hộ, ví dụ: VN là Việt Nam, US là Hoa Kỳ, RU là Liên bang Nga, KH là Campuchia, JP là Nhật,…); mã tỉnh của người nộp đơn (mã ký hiệu tỉnh, thành phố của người nộp đơn đăng ký bảo hộ, ví dụ: AGG là An Giang, HCM là thành phố Hồ Chí Minh, BTE là Bến Tre, , BDG là Bình Dương, HNI là Hà Nội,…); số bằng (số văn bằng được Cục Sở hữu trí tuệ cấp); ngày cấp bằng; tên chủ văn bằng (tên của người chủ văn bằng được cấp); địa chỉ chủ văn bằng; mã nước chủ văn bằng; mã tỉnh chủ văn bằng; số đơn quốc tế; số đơn ưu tiên; ngày ưu tiên; số công báo A (số công báo dành cho nhãn hiệu nộp đơn đăng ký bảo hộ); ngày công báo A; số công báo B (số công báo dành cho nhãn hiệu được cấp bằng); ngày công báo B…

Doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin cụ thể theo từng trường hoặc kết hợp nhiều trường để có kết quả tìm chính xác (cho phép kết hợp đến 4 trường) bằng 4 phép toán: và (phải đáp ứng cả 2 yêu cầu), hoặc (chỉ cần đáp ứng một trong hai yêu cầu), Và không (đáp ứng yêu cầu trước nhưng không đáp ứng yêu cầu đứng sau); Hoặc Không (đáp ứng yêu cầu trước hoặc không đáp ứng yêu cầu sau).

– Doanh nghiệp ra lệnh tìm kiếm bằng cách nhấn vào nút Tìm kiếm.

Chú ý:

Nếu doanh nghiệp tìm kiếm theo từ khoá, thì có thể áp dụng một số quy tắc sau:

Ký tự “*”: Thay thế cho không ký tự nào hoặc nhiều ký tự. Ví dụ: Nếu nhập vào từ khoá tìm kiếm là “h*n” => kết quả trả về có thể là : hoan, hon, hơn…

Ký tự “?”: Thay thế cho không ký tự nào hoặc một ký tự. Ví dụ: Nếu nhập vào từ khoá tìm kiếm là “h?n” => kết quả trả về có thể là: han, hon, hen…

Ký tự “_”: Thay thế cho một ký tự. Ví dụ: Nếu nhập vào từ khoá tìm kiếm là “h_” => kết quả trả về có thể là: hà, hô,…

Cặp ngoặc kép “…”: Nếu bạn đặt chuỗi tìm kiếm trong dấu ngoặc kép, khi tìm kiếm, hệ thống sẽ tìm chính xác những bản ghi chứa chuỗi đó. Chuỗi tìm kiếm đặt trong dấu ngoặc kép được coi là một từ.

Dấu cách giữa hai từ hoặc (cụm) từ biểu thị cho toán tử Hoặc.

– Thư viện cung cấp nhiều chức năng hiển thị kết quả tìm, phóng to thu ảnh nhãn hiệu, chọn lựa kết quả tìm để in ra và các chức năng khác. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu cách sử dụng dễ dàng từ mục.

Trên đây là một số nội dung chung liên quan đến Tra cứu nhãn hiệu nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Tờ khai sửa đổi văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp

Đừng ngại ngần liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *