Tra cứu nhãn hiệu quốc tế

Tra cứu nhãn hiệu quốc tế

Khi tiến hành các thủ tục đăng ký nhãn hiệu, cần phải xác định rõ danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu và được phân loại theo Phân loại hàng hoá, dịch vụ quốc tế Ni-xơ 10 bao gồm chỉ số phân loại cho các sản phẩm, hàng hoá.

Phân loại hàng hoá, dịch vụ quốc tế Ni-xơ 10 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới xuất bản và thống nhất áp dụng trong phạm vi toàn thế giới với mục đích đăng ký nhãn hiệu. Nội dung của Ni-xơ 10 bao gồm : danh sách các nhóm hàng hoá từ nhóm 1 đến nhóm 34 và danh sách các nhóm dịch vụ từ nhóm 35 đến nhóm 45. Các nhóm hàng hoá được phân loại theo chức năng hoặc lĩnh vực sử dụng. Ví dụ: Nhóm 1 bao gồm các sản phẩm hoá học dùng trong nông nghiệp, khoa học, nhiếp ảnh,v.v. Nhóm 2 bao gồm các sản phẩm thuốc màu, sơn, vecni, thuốc nhuộm,v.v. Các nhóm dịch vụ được phân loại theo lĩnh vực. Ví dụ: Nhóm 35 bao gồm các dịch vụ quảng cáo, hoạt động văn phòng,v.v. Nhóm 36 bao gồm các dịch vụ bảo hiểm, tài chính, tiền tệ,v.v.

Nhờ có phân loại Ni-xơ 10, cho phép dữ liệu đơn đăng ký nhãn hiệu được phân loại, sắp xếp theo từng nhóm sản phẩm, dịch vụ cùng loại, thuận tiện cho tra cứu thông tin và xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu.

Cần phải tiến hành tra cứu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Trên thực tế, thường có một số dạng tra cứu nhãn hiệu phổ biến như sau :

– Tra cứu trùng lặp (giống hoàn toàn với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó);

– Tra cứu tương tự.

– Nguyên tắc chung để đánh giá tính tương tự của hai nhãn hiệu :

*  Tương tự về cấu trúc

*  Tương tự về ý nghĩa

*  Tương tự về cách phát âm

*  Tương tự về hình thức thể hiện, các yếu tố hình của nhãn hiệu

*  Tương tự về nhóm sản phẩm/dịch vụ

Một số kỹ thuật tra cứu nhãn hiệu cơ bản

– Sử dụng ký tự thay thế *,? để tìm các nhãn hiệu có cùng chung tiền tố/hậu tố hoặc có chung một yếu tố xác định;

– Thay thế các âm tiết có cách phát âm gần giống nhau để tra cứu các nhãn hiệu tương tự về cách phát âm ( tr-ch, ph-f, x-s-sh, i-y,l-n …)’;

–  Để tránh bỏ sót nhãn hiệu tương tự nhau về ngữ nghĩa, cần xác định danh từ tương ứng trong các ngôn ngữ khác nhau (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hán…);

– Cần phân biệt 2 loại nhãn hiệu: nhãn hiệu không có nghĩa (tự tạo ra bằng cách ghép các âm tiết lại) và nhãn hiệu có ngữ nghĩa xác định, từ đó sử dụng các kỹ thuật tra cứu thông tin phù hợp.

Khi so sánh hai nhãn hiệu được coi là tương tự nhau, cần kết hợp hai yếu tố là bản thân chính nhãn hiệu đó và nhóm sản phẩm, dịch vụ. Nhãn hiệu bị coi là  trùng với nhãn hiệu được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó chỉ gồm toàn bộ các dấu hiệu tạo thành nhãn hiệu đã được thể hiện như mẫu nhãn hiệu ghi trong văn bằng bảo hộ đối với cùng nhóm sản phẩm, dịch vụ đã quy định trong phân loại quốc tế Nixơ.

Cơ sở dữ liệu dùng trong tra cứu thông tin nhãn hiệu

Để thực hiện tra cứu nhãn hiệu đã được nộp đơn đăng ký hoặc bảo hộ tại Việt Nam, cần sử dụng các cơ sở dữ liệu nhãn hiệu quan trọng sau:

– Thư viện điện tử IPLib trên website của Cục Sở hữu trí tuệ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

– Cơ sở dữ liệu ROMARIN của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): http://www.wipo.int/romarin/ 

Trùng tên thương hiệu

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Tra cứu nhãn hiệu quốc tế nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

4 Replies to “Tra cứu nhãn hiệu quốc tế”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *