Thế nào là xe kinh doanh vận tải?

Thế nào là xe kinh doanh vận tải?

Có rất nhiều loại xe đang lưu thông hiện nay với nhiều loại hình khách nhau. Vậy, thế nào là xe kinh doanh vận tải? Hiện nay có văn bản nào quy định vấn đề này? Các loại hình này được phân loại dựa trên tiêu chí nào? 

Thế nào là xe kinh doanh vận tải?

Ngay tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì Thế nào là xe kinh doanh vận tải đã được giải thích rất rõ tại khoản 1 Điều 3 như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

Kinh doanh vận tải được chia thành hai loại:

2. Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn kháctrong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Như vậy thực tế có nhiều tiêu chí để phân loại nhưng dựa vào hình thức thu tiền thì có hai loại hình kinh doanh vận tải như trên.

Ngoài ra, theo Nghị định này, dựa vào phương tiện vận chuyển để phân loại kinh doanh vận tải thì gồm các loại hình như: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô, Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.

Điều 9. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

1. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 kilôgam trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền gắn trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe đề chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.

2. Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng:

a) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển các loại hàng mà mỗi kiện hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá quy định nhưng không thể tháo rời ra được;

b) Khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lái xe phải mang theo Giấy phép lưu hành do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

4. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc để vận chuyển công – ten – nơ.

5. Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa ngoài các hình thức kinh doanh vận tải quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu trách nhiệm việc xếp hàng hóa lên xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và công bố quy hoạch bến xe hàng, điểm giao nhận hàng hóa tại địa bàn địa phương.

Lái xe container cần bằng gì?

LTL rất hân hạnh cung cấp cho Quý khách hàng các nội dung nhằm mục đích tham khảo như trên.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí cho trường hợp của mình.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *