Thế nào là xe không kinh doanh vận tải?

Thế nào là xe không kinh doanh vận tải?

VIệc nhầm lẫn giữa xe không kinh doanh vận tải và xe kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp đang là một nhầm lẫn phổ biến mà không phải ai cũng có thể phân biệt được. Từ việc không phân biệt dẫn đến việc không chấp hành các quy định của pháp luật dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Để tránh tình trạng này, LTL xin giải thích ngắn gọn như sau:

Không kinh doanh vận tải là gì?

Nghị định 86/2014/NĐ-CP đã đưa ra khái niệm kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

“Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.”

Như vậy yếu tố có sinh lợi là đặc điểm nhận biết cốt yếu đối với bất cứ hình thức kinh doanh nào. Nếu không nhằm mục đích sinh lợi thì đó là xe không kinh doanh vận tải.

Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là gì?

“Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”

Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là một hình thức khác của kinh doanh vận tải khi việc sinh lợi được biểu hiện dưới việc thu tiền không trực tiếp thông qua giá cả hàng hóa. Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại có hàng hóa, thành phần cần giao cho khách hàng là ví dụ điển hình cho loại hình này.

Các trường hợp này là đối tượng điều chỉnh của nghị định 86/2014/NĐ-CP và vẫn phải xin Giấy phép kinh doanh vận tải và phù hiệu theo quy định.

Các biện pháp xử phạt có liên quan

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt cho các hành vi liên quan như sau:

Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;

b) Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải;

c) Thành lập điểm giao dịch đón, trả khách trái phép (bến dù, bến cóc);

d) Bến xe không thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho xe ra, vào bến hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho xe ra, vào bến.

6. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm l, Điểm o, Điểm p, Điểm q Khoản 3; Điểm d, Điểm đ Khoản 4 Điều 28 Nghị định 46/2016/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có) đối với xe vi phạm;

b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3, Điểm b Khoản 5 Điều 28 Nghị định 46/2016/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải từ 01 tháng đến 03 tháng.

7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm k Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm g Khoản 3; Điểm c, Điểm đ Khoản 4 Điều 28 Nghị định 46/2016/NĐ-CP bị buộc phải niêm yết, cung cấp đầy đủ các thông tin, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tập huấn nghiệp vụ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, lắp đặt hộp đèn “TAXI”, đồng hồ tính tiền cước, thiết bị in hóa đơn, thiết bị giám sát hành trình trên xe theo đúng quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 28 Nghị định 46/2016/NĐ-CP (trường hợp thu tiền cước, tiền dịch vụ cao hơn quy định) bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;

c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm l Khoản 2, Điểm e Khoản 4 Điều 28 Nghị định 46/2016/NĐ-CP buộc phải hạ phần hàng xếp vượt quá tải trọng cho phép chở của xe trong trường hợp phương tiện được xếp hàng chưa rời khỏi khu vực xếp hàng.

LTL rất hân hạnh cung cấp cho Quý khách hàng các nội dung xe không kinh doanh nhằm mục đích tham khảo như trên.

Khám sức khỏe lái xe ở đâu?

Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí cho các thắc mắc và trường hợp cụ thể của mình.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

One Reply to “Thế nào là xe không kinh doanh vận tải?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *