Tác quyền là gì?

Tác quyền là gì?

Hiện nay, với cơ chế tạo điều kiện phát triển quyền công dân, quyền con người cũng như bảo hộ những quyền này, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể điều chỉnh từng mối quan hệ phát sinh trong quá trình công dân tham gia thực hiện quyền. Một trong số đó là quyền tự do sáng tạo, cho ra đời những sản phẩm trí tuệ. Công dân có được quyền này được bảo hộ theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Vậy tên gọi của quyền này là gì? Tác quyền là gì?

1.Quyền tác giả hay còn gọi là tác quyền

Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Do đó, khi một người sáng tạo ra một tác phẩm thuộc bất kỳ lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật nào hoặc được chuyển giao quyền tác giả, thì người đó có quyền đối với tác phẩm đó, gọi là quyền tác giả.

Tác quyền chỉ là một cách nói khác của quyền tác giả, thực chất, tác quyền là quyền của chính người sáng tác tạo nên tác phẩm. Tác quyền và quyền tác giả là như nhau, nhưng với thuật ngữ pháp lý, luật sở hữu trí tuệ đã sử dụng từ “quyền tác giả” để khai quát ý tưởng của nhà làm luật.

Nói cách khác, tác quyền và quyền tác giả đều có thời hạn bảo hộ phát sinh kể từ khi tác phẩm được định hình, đều điều chỉnh mối quan hệ xã hội trong việc sáng tạo sản phẩm trí tuệ nói chung.

2. Điều kiện của một tác phẩm được bảo hộ tác quyền

– Tác phẩm phải có tính nguyên gốc: tức là tác phẩm không được sao chép, trích dẫn không có sự đồng ý của chủ sơ hữu. Tác phẩm phải được ra đời từ quá trình trực tiếp sáng tạo của tác giả, chính vì thế mới có cơ sở để bảo hộ người có công sức sáng tạo.

– Việc bảo hộ tác phẩm không cần bảo hộ về mặt nội dung, chỉ cần được định hình dưới một hình thức nhất định thì quyền tác giả hay còn gọi là tác quyền đã phát sinh cơ chế bảo hộ tác phẩm tránh khỏi hành vi xâm phạm, không thông qua quá trình đăng ký. Dựa trên Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009: “ Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”.

So sánh quyền tác giả và quyền liên quan

Ngoài những quy định của Luật sở hữu trí tuệ, còn có một số văn bản khác hướng dẫn và quy định chi tiết về tác quyền (quyên tác giả) như: NĐ 100/2006/NĐ-CP.

Trên đây là một số thông tin về câu hỏi “Tác quyền là gì?” nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

One Reply to “Tác quyền là gì?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *