Quy định gắn phù hiệu xe tải

Quy định gắn phù hiệu xe tải

Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là gì?

“Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”

Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là một hình thức khác của kinh doanh vận tải khi việc sinh lợi được biểu hiện dưới việc thu tiền không trực tiếp thông qua giá cả hàng hóa. Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại có hàng hóa, thành phần cần giao cho khách hàng là ví dụ điển hình cho loại hình này.

Các trường hợp này là đối tượng điều chỉnh của nghị định 86/2014/NĐ-CP và vẫn phải xin Giấy phép kinh doanh vận tải và phù hiệu theo quy định.

Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định 86/2014/NĐ-CP có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:

a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;

b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;

c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;

d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Như vậy, bắt đầu tư năm 2018, cụ thể là thời điểm ngày 01/07, các doanh nghiệp có xe dưới 3,5 tấn cần chú ý xin phù hiệu phù hợp với lộ trình. Các xe tải với tải trọng còn lại thì hiển nhiên phải xin phù hiệu đến thời điểm hiện tại. 

Xử phạt xe không phù hiệu 2017

Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/8/2016:

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

……………..

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

…………………

c) Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

………………………….

9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2; Điểm b Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều 14 Nghị định 46/2016/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 14 Nghị định 46/2016/NĐ-CP bị tịch thu phù hiệu đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Như vậy, mức phạt có thể dao động trong khoảng từ 3 triệu đến 5 triệu đồng. Mức phạt này được đưa ra dựa trên quy định của pháp luật tùy theo tính chất hành vi vi phạm trong các hoàn cảnh khác nhau.

Giấy đề nghị cấp phù hiệu xe 2018

Trên đây là một số quy định chung liên quan đến quy định gắn phù hiệu xe tải nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline: 0902.990.954
Email: infotuvanltl@gmail.com

2 Replies to “Quy định gắn phù hiệu xe tải”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *