Quy chế quản lý, sử dụng, lưu giữ con dấu của Công ty

Quy chế quản lý, sử dụng, lưu giữ con dấu của Công ty

Con dấu Doanh nghiệp được hiểu là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp nhằm phân biệt giữa Doanh nghiệp này và Doanh nghiệp khác. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 đã trao quyền tự chủ rất lớn cho Doanh nghiệp về vấn đề quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu.

1. Thủ tục xin cấp con dấu

Khi tiến hành xin cấp con dấu, Doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị khá nhiều giấy tờ, đó là: giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Đồng thời, người được cử đến liên hệ với cơ quan làm các thủ tục về con dấu phải có giấy giới thiệu (hoặc giấy ủy quyền) và Giấy CMND (hoặc hộ chiếu).

Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Trước khi sử dụng, Doanh nghiệp gửi thông báo về mẫu con dấu của Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký Doanh nghiệp”. 

2. Quản lý và sử dụng con dấu

Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty và theo quy định tại Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

  • Các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thực hiện thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.

3.Thay đổi con dấu

Trước khi thay đổi mẫu, số lượng con dấu, Doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm:

  • a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;
  • b) Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.

Hồ sơ thay đổi con dấu bao gồm 1 bộ gồm:

  • Thông báo thay đổi con dấu;
  • Giấy giới thiệu.

4. Lưu giữ con dấu

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quản lý việc sử dụng và lưu giữ con dấu. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty phải quy định một người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng và lưu giữ con dấu.

Thay đổi giấy phép kinh doanh công ty cổ phần

Trên đây là một số quy định chung liên quan đến Quy chế quản lý, sử dụng, lưu giữ con dấu của Công ty nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Khởi nghiệp kinh doanh online với số vốn 0 đồng. Hiện khóa học marketing làm chủ việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp chỉ với 600.000 đồng nay chỉ còn 360.000 đồng (giảm 40%) khi mua kèm mã giảm giá tuvanltl. Ấn nút và nhận khuyến mãi ngay nhé. Xem ngay.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *