Quản lý giáo viên nước ngoài

Quản lý giáo viên nước ngoài

Ngày nay với sự hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu học tiếng anh tăng cao. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, nhiều trung tâm ngoại ngữ, trường công lập có nhu cầu mời giáo viên người nước ngoài vào giảng dạy. Tuy nhiên, với tình trạng giáo viên nước ngoài vào nước ta đông như vậy cần phải có chính sách quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là sự phối hợp giữa các ban ngành. Cụ thể như sau:

Quản lý về xuất nhập cảnh.

Giáo viên người nước ngoài khi có nhu cầu vào nước ta phải có visa do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp. Tuy nhiên, không phải người nước ngoài nào đều được cấp visa nhập cảnh vào Việt Nam, để đảm bảo vấn đề nhập cảnh, pháp luật đặt ra các điều kiện cấp visa nhập cảnh như sau:

– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

– Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định.

– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh .

– Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;

Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;

Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;

Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Quản lý vấn đề việc làm

Giáo viên là người nước ngoài khi vào Việt Nam giảng dạy ngoại ngữ phải đáp ứng một trong các các điều kiện sau:

– Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

– Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;

– Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ dạy ngoại ngữ phù hợp.

Khi người nước ngoài đáp ứng được điều kiện trên sẽ được giảng dạy tại Việt Nam. Tuy nhiên, vào Việt Nam làm việc dưới hình thức nào cũng phải có giấy phép lao động. Giấy phép lao động nhằm mục đích quản lý người nước ngoài trong quá trình làm việc tại Việt Nam trong thời hạn giấy phép lao động cho phép. Do đó, giáo viên người nước ngoài phải thông qua người sử dụng lao động để làm giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Quản lý vấn đề cư trú.

Đối với vấn đề cư trú của giáo viên người nước ngoài do Bộ Công an phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao quản lý. Khi người nước ngoài nhập cảnh, phải thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định tại Thông tư 53/2016/TT-BCA tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm công an nơi có cơ sở lưu trú. Việc khai báo tạm trú nhằm mục đích tạo điều kiện cho công tác quản lý nhân khẩu đạt hiệu quả. Qua đó nâng cao hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu đặt ra về công tác quản lý cư trú của người nước ngoài, kịp thời phát hiện, xử lý nhiều đối tượng vi phạm, góp phần bảo đảm an ninh trật tự.

https://tuvanltl.com/dich-vu-thanh-lap-trung-tam-ngoai-ngu-tai-tp-hcm/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *