Phương án kinh doanh vận tải bằng xe container

Phương án kinh doanh vận tải bằng xe container

Đối với vấn đề kinh doanh vận tải bằng container được quy đinh tại NĐ 86/2014/NĐ –CP và thông tư 63/2014/TT-BGTVT. Do đó, khi lập dự án kinh doanh chủ đơn vị kinh doanh cần chú ý đến những vấn đề sau:

Thứ nhất, chủ đơn vị cần xác định được chất lượng, số lượng của phương tiện vận tải hàng hóa. Theo đó khoản 2 Điều 13 NĐ 86/2014/NĐ-CP quy định như sau  “phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã. Về chất lượng, phương tiện vận tải phải đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đồng thời xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định của pháp luật”.

Thứ hai, chủ đơn vị cần xác định được số lượng nhân viên lái xe và nhân viên phục vụ trên xe. Theo đó khoản 3 Điều 13 NĐ 86/2014/NĐ-CP quy định như sau “lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải đáp ứng các quy định của pháp luật hiện hành: lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề; lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản đối với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh)” và khoản 4 quy định như sau “đối với người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 3 năm trở lên”.

Thứ ba, chủ đơn vị cần xác định địa điểm đổ xe và diện tích đổ xe. Theo đó khoản 5 Điều 13 NĐ 86/2014/NĐ-CP quy định như sau: “đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có nơi đổ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật”.

Thứ tư, chủ đơn vị cần xác định rõ hành trình vận chuyển. Theo đó khoản 2 Điều 19 NĐ 86/2014/NĐ-CP quy định như sau: “đối với việc vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 km trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau: đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: từ 10 xe trở lên; đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: từ 5 xe trở lên, riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính Phủ: từ 3 xe trở lên”.

Thứ năm, niêm yết các thông tin cần thiết như tên, số điện thoại đơn vị kinh doanh vận tải; tự trọng của xe và tải trọng được phép chở. Tại khoản 2 Điều 51 thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định  “Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc có thùng chở hàng: niêm yết ở mặt ngoài hai bên thùng xe; Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc không có thùng chở hàng: niêm yết thông tin trên bảng bằng kim loại được gắn với khung xe tại vị trí dễ quan sát bên cạnh hoặc phía sau.”

Mẫu phương án kinh doanh vận tải

LTL rất hân hạnh cung cấp cho Quý khách hàng các thông tin nhằm mục đích tham khảo như trên.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí cho các thắc mắc và trường hợp cụ thể của mình.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *