Phân biệt các loại hộ chiếu

Phân biệt các loại hộ chiếu

Theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP và Nghị định 94/2015/NĐ-CP thì hộ chiếu được phân loại như sau:

Điều 4.

1. Các giấy tờ sau đây cấp cho công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh:

a) Hộ chiếu quốc gia, bao gồm:

– Hộ chiếu ngoại giao;

– Hộ chiếu công vụ;

– Hộ chiếu phổ thông.

b) Giấy tờ khác bao gồm:

– Hộ chiếu thuyền viên;

Phân biệt các loại hộ chiếu

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, Phân biệt các loại hộ chiếu thành 4 loại như sau:

1. Hộ chiếu công vụ (Official Passport):

  • Được cấp cho công dân Việt Nam được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cử hoặc quyết định cho ra nước ngoài, phù hợp với tính chất của chuyến đi. Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiến miễn visa nhập cảnh theo quy định của nước đến.
  • Hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao còn giá trị dưới 1 năm thì được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
  • Hộ chiếu công vụ không cấp cho những người thuộc diện quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định 94/2015/NĐ-CP khi được cử đi học tập ở nước ngoài với thời hạn trên 6 tháng.

2. Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport):

  • Được cấp cho các quan chức ngoại giao chính phủ đi nước nước ngoài công tác. Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiến miễn visa nhập cảnh theo quy định của nước đến.
  • Hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu công vụ còn giá trị dưới 1 năm thì được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
  • Hộ chiếu ngoại giao cấp cho con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 94/2015/NĐ-CP và hộ chiếu công vụ cấp cho con dưới 18 tuổi của nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 7 ca Nghị định 94/2015/NĐ-CP có thời hạn từ 1 đến 5 năm tính từ ngày cấp cho đến khi người con đó đủ 18 tuổi và không được gia hạn.
  • Hộ chiếu ngoại giao không cấp cho những người thuộc diện quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định 94/2015/NĐ-CP khi được cử đi học tập ở nước ngoài với thời hạn trên 6 tháng.

3. Hộ chiếu phổ thông (Popular Passport):

  • Được cấp cho mọi công dân Việt nam, có hộ khẩu và Chứng minh nhân dân, có đầy đủ quyền công dân. Người cầm hộ chiếu này khi nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế phải qua các lối đi thông thường và có thể miễn visa nhập cảnh theo quy định của nước đến.
  • Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
  • Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cp và không được gia hạn.
  • Trẻ em dưới 9 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

4. Hộ chiếu thuyền viên:

  • cấp cho công dân Việt nam là thuyền viên để xuất nhập cảnh theo tàu biển hoặc phương tiện thủy nội địa hoạt động tuyến quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ giao thông vận tải. Cơ quan cấp hộ chiếu thuyền viên là Cục Hàng hải.
  • Hộ chiếu thuyền viên có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu thuyền viên còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.

LTL rất hân hạnh cung cấp cho Quý khách hàng các thông tin nhằm mục đích tham khảo như trên.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí cho các thắc mắc và trường hợp cụ thể của mình.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *