Nhãn hiệu trùng

Nhãn hiệu trùng

Câu hỏi:

 Tôi tên là Lê Thanh B, hiện tôi đã thành lập một cơ sở sản xuất một số mặt hàng gia dụng và tôi đang có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu. Trước khi tôi thiết kế nhãn hiệu, tôi có một số thắc mắc, đó là: Pháp luật quy định như thế nào là một nhãn hiệu bị trùng? Những trường hợp nào nhãn hiệu bị trùng thì không được bảo hộ? Xin cảm ơn.

Chuyên viên Tư vấn:

Xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến ban biên tập của Tư vấn LTL, sau đây, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn về nhãn hiệu trùng như sau:

Như bạn đã biết, nhãn hiệu là tên và một số chi tiết khác được in trên sản phẩm, mang tính hình thức và có chức năng là dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ này với sản phẩm và dịch vụ khác. Do đó, việc thiết kế nhãn hiệu phải đáp ứng về điều kiện được bảo hộ và không rơi vào những ngoại lệ về nhãn hiệu trùng. Các trường hợp nhãn hiệu trùng được quy định tại Điều 73 và Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009:

“a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. (Khoản 1 Điều 129)”.

Điều 73: “Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

  1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận”.

Vậy như thế nào là một dấu hiệu trùng? Điều này được quy định cụ thể tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP: “Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc)”.

 https://tuvanltl.com/dau-hieu-cua-nhan-hieu/

Trên đây là một số quy định chung liên quan đến Nhãn hiệu trùng nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *