Mua bán doanh nghiệp là gì

Mua bán doanh nghiệp là gì?

Luật doanh nghiệp 2014 quy định M&A như một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp gồm sáp nhập doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp. Ngoài ra, Luật này còn điều chỉnh các cách thức và thủ tục mua cổ phần, mua phần vốn góp, mua lại doanh nghiệp tư nhân…

1. Định nghĩa

Pháp luật chuyên ngành (luật doanh nghiệp) không có bất kì quy định nào giải thích khái niệm “mua bán doanh nghiệp”. Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 17 Luật cạnh tranh 2004 (có hiệu lực đến hết ngày 1/7/2019) có quy định: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.

Tuy nhiên, trên thực tế mua bán doanh nghiệp không chỉ diễn ra dưới hình thức mua bán tài sản của doanh nghiệp mà còn thông qua việc mua lại cổ phần, phần vồn góp của cổ đông, thành viên doanh nghiệp đó. Bên mua cũng có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Hiểu một cách đơn giản, mua bán doanh nghiệp là hoạt động bên mua mua lại tài sản và cả tư cách pháp lý của doanh nghiệp bên bán.

2. Phương thức mua bán doanh nghiệp

Hiện nay mua bán doanh nghiệp đang được thực hiện theo hai phương thức:

  • Thứ nhất, mua lại vốn góp, cổ phần của thành viên, cổ đông doanh nghiệp;
  • Mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp.

Hai hoạt động trên chỉ được coi là mua bán doanh nghiệp khi kéo theo việc quyển giao quyền điều hành hoạt động kinh doanh một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp từ bên bán sang cho bên mua. Đây cũng chính là bản chất của mua bán doanh nghiệp, phân biệt với hoạt động mua bán tài sản doanh nghiệp đơn thuần.

3. Hình thức thực hiện

Hoạt động mua bán doanh nghiệp thực hiện thông qua hợp đồng mua bán bằng văn bản. Nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp tuân thủ các quy định tại Điều 398 của Bộ luật dân sự 2015 về nội dung cũng như hiệu lực hợp đồng. Theo đó, nội dung hợp đồng do các bên thỏa thuận, tuy nhiên phải có những điều khoản thiết yếu như: Thông tin bên bán, bên mua; Đối tượng mua bán; Giá cả, phương thức thanh toán…

Do tính chất đặc biệt của đối tượng mua bán, quá trình soạn thảo, ký kết hợp đồng các bên nên lưu ý và thỏa thuận rõ:

  • Mức định giá các tài sản hữu hình (trang thiết bị, máy móc), các tài sản vô hình (thương hiệu…) của doanh nghiệp là đối tượng mua bán;
  • Các vấn đề liên quan đến các nghĩa vụ thuế hoặc các khoản nợ của các chủ nợ khác của doanh nghiệp là đối tượng mua bán;
  • Quyền và nghĩa vụ nào được chuyển giao, quyền và nghĩa vụ nào không chuyển giao từ bên bán sang bên mua;
  • Các trách nhiệm liên đới của người bán nếu cần thiết.

https://tuvanltl.com/mua-ban-co-phan-cong-ty-nhu-the-nao/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *