Legal for Startup 2 – Tại sao phải lập thỏa thuận giữa những người đồng sáng lập

Legal for Startup 2: Tại sao phải lập thỏa thuận giữa những người đồng sáng lập

“Tạo ra thứ mà mọi người muốn” cũng bao gồm việc tạo ra một công ty mọi người muốn được nhận vào làm. – Sahill Lavingia (Nhà sáng lập Gumroad)

Khởi nghiệp là kinh doanh – kinh doanh thì luôn luôn phải rõ ràng. Và, yếu tố quyết định sự sống còn của dự án không gì khác chính là con người. Khi sự ràng buộc giữa họ không rõ ràng, đồng nghĩa dự án khởi nghiệp càng mong manh và phát sinh hàng loạt rủi ro. Nhằm thuyết phục các bạn khởi nghiệp (Startup) hiểu được tầm quan trọng của quy định pháp luật tiền khởi nghiệp mà LTL Consultant hướng đến việc đồng hành ngăn ngừa cho các bạn, chúng tôi xin làm rõ bằng một số phân tích sau đây:

  1. Căn cứ để thực hiện thỏa thuận tiền khởi nghiệp: Những nội dung thống nhất trong thỏa thuận sẽ làm phát sinh các quy tắc ứng xử rõ ràng định hướng hoạt động của những người đồng sáng lập, tạo nền tảng và là thước đo cho sự đóng góp, sự phát triển của từng người trong chính khởi nghiệp (Startup) của mình. Hơn nữa, việc xác định rõ quyền lợi là động lực lớn cho sự kiên trì, nhẫn nại và cố gắng của những người đồng sáng lập.
  2. Hạn chế sự bội ước/ thất hứa/ phá ngang thỏa thuận: Chính sự rõ ràng, chi tiết về nghĩa vụ, trách nhiệm của từng người đồng sáng lập sẽ là sự răn đe cần thiết cho những người có ý định bỏ buộc, rút ngang ở giai đoạn đầu muôn vàn khó khăn của khởi nghiệp (Startup). Đồng sáng lập hoàn toàn lường trước được hậu quả từ hành động từ bỏ ngang khi mọi thứ còn dang dở và chấp nhận điều này. Dẫn đến, tranh chấp về quyền lợi sẽ ít xảy ra hơn và cuộc “hôn phối” giữa các đồng sáng lập sẽ chấm dứt hết sức êm đẹp.
  3. Là căn cứ giải quyết tranh chấp: Không ai khởi nghiệp mong muốn tranh chấp giữa mình và các đồng sáng lập xảy ra. Tuy nhiên, rủi ro lại có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Thỏa thuận tiền khởi nghiệp (Startup) có thể xem là “Luật của các bên” (bên cạnh điều lệ Công ty sau thành lập) và là những căn cứ quan trọng để cơ quan giải quyết tranh chấp có thẩm quyền để giải quyết nhanh chóng nhằm tránh mất thời gian, công sức của các bên. Sự vụ kết thúc nhanh chóng, các sáng lập viên còn lại có thể tiếp tục tập trung cho ý tưởng khởi nghiệp (Startup) của mình. 
  4. Sự rõ ràng về mặt pháp lý: Các quỹ đầu tư nước ngoài đều đánh giá rất cao các dự án có hành lang pháp lý mạnh. Một dự án khởi nghiệp (Startup) có cơ chế hoạt động rõ ràng không tiểm ẩn nhiều rủi ro về tranh chấp pháp lý luôn là một trong những tiêu chí để nhà đầu tư quyết định rót vốn. Thực tế cho thấy, khởi nghiệp (Startup) trẻ trong nước chưa dành sự quan tâm đúng mực về các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp trước và sau thành lập, hoạt động. Hầu hết chỉ tìm giải pháp để giải quyết sự vụ sau khi đã vướng phải các rắc rối về pháp lý dẫn đến tốn kém những chi phí cơ hội không đáng có. 
  5. Nền tảng để xây dựng Điều lệ Công ty: Thỏa thuận tiền khởi nghiệp sẽ là căn cứ quan trọng để xây dựng Điều lệ công ty đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, chất lượng, có tính kế thừa và xuyên suốt khi thành lập chủ thể kinh doanh. Từ đây, Điều lệ cũng sẽ hoàn thiện hơn dựa trên kinh nghiệm hoạt động kinh doanh, cộng tác của các đồng sáng lập.

LTL Consultant ở đây để hỗ trợ Quý doanh nghiệp, các khởi nghiệp (Startup) trẻ tìm kiếm các giải pháp ngăn ngừa rủi ro nhằm tiết kiệm chi phí, kết nối một Cộng đồng doanh nghiệp khỏe mạnh và cùng nhau phát triển, cất cánh.

Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí. Chúng tôi muốn được giúp đỡ các bạn, quý Doanh nghiệp và trao đi những giá trị thật sự.

(Còn tiếp…)

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

2 Replies to “Legal for Startup 2 – Tại sao phải lập thỏa thuận giữa những người đồng sáng lập”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *