Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Tp.HCM

Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Tp.HCM

Câu hỏi: Công ty tôi hiện đang có nhu cầu Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Tp.HCM để có thể xin Giấy phép lao động sắp tới đây. Tuy nhiên, Quy định khá rắc rối khiến tôi không biết người nước ngoài phải chuẩn bị những giấy tờ gì và nộp tại cơ quan nào ở Tp.HCM. Thời gian đã quá gấp rút, mong quý công ty tư vấn để tôi được rõ. Tôi chân thành cảm ơn.

(Chị Mai Thu H., Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh)

Trả lời: LTL chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho Bộ phận tư vấn của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của khách hàng, chúng tôi xin được trả lời ngắn gọn như sau:

Lý lịch tư pháp là một trong những giấy tờ quan trọng thể hiện có hay không có án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp.

Khi thực hiện thủ tục xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài, lý lịch tư pháp là một trong những tài liệu bắt buộc. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho mình.

Vậy Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Tp.HCM được tiến hành như thế nào:

Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Tp.HCM

Điều 45. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1

1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:

a) Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

b) Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:

a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;

b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

4. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật lý lịch tư pháp 2009 khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật lý lịch tư pháp 2009.

5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Như vậy, người nước ngoài cần chuẩn bị hai giấy tờ quan trọng là:

  • Hộ chiếu còn trong thời hạn.
  • Giấy xác nhận tạm trú/ Sổ tạm trú có thông tin nhân thân của người nước ngoài và địa chỉ của nơi tạm trú cùng xác nhận của Thủ trưởng công an phường nơi người nước ngoài tạm trú.

Điều 48. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp

1. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật lý lịch tư pháp 2009, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn không quá 15 ngày.

2. Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

LTL rất hân hạnh cung cấp cho Quý khách hàng các nội dung tư vấn làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Tp.HCM nhằm mục đích tham khảo như trên.

Xin work permit ở Việt Nam

Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí cho các thắc mắc và trường hợp cụ thể của mình.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *