Ký kết hợp đồng với người lao động nước ngoài cần chú ý những gì?

Ký kết hợp đồng với người lao động nước ngoài cần chú ý những gì?

Khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cơ bản được áp dụng tương đồng với Hợp đồng ký kết với lao động Việt Nam.

Tại khoản 3 Điều 12 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một só điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì:

3. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn về Hợp đồng lao động còn hiệu lực hoàn toàn không có sự phân biệt giữa người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài.

Tuy nhiên, Doanh nghiệp cần chú ý một số điểm trong khi giao kết hợp đồng với người lao động nước ngoài như sau:

I. Hình thức hợp đồng với người lao động nước ngoài:

Trước đây tại Điểm 1.a Phần I của Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH có quy định “Trường hợp một bên ký kết hợp đồng lao động là người nước ngoài thì nội dung hợp đồng phải bằng tiếng Việt, sau phần tiếng Việt có thể thêm phần tiếng nước ngoài do hai bên thỏa thuận. Nội dung bằng tiếng Việt có giá trị pháp lý.” Tuy nhiên, Thông tư này nay đã hết hiệu lực.

Như vậy nhìn chung, Về mặt hình thức, Hợp đồng lao động ký kết với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có quy định đặc biệt nào về hình thức, có thể có thêm phần tiếng nước ngoài tương ứng với nội dung tương ứng với Tiếng Việt. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, phần tiếng Việt là phần có giá trị pháp lý.

II. Nội dung hợp đồng với người lao động nước ngoài:

Nội dung hợp đồng lao động không được trái với nội dung ghi trong Giấy phép lao động đã được cấp, bao gồm các thông tin liên quan đến: Công việc thực hiện, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng v.v..

Đối với người lao động được thuê làm việc tại vị trí giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước cần chú ý nội dung hợp đồng có liên quan đến các vấn đề sau:

Về giấy tờ cư trú:

Hợp đồng lao động đối với người lao động phải bao gồm nội dung về địa chỉ cư trú và phải cung cấp đủ các giấy tờ hợp pháp khác.

Điều 7. Địa chỉ nơi cư trú và giấy tờ hợp pháp khác của người nước ngoài được thuê làm giám đốc

Địa chỉ nơi cư trú và giấy tờ hợp pháp khác đối với người nước ngoài được thuê làm giám đốc theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP được quy định như sau:

1. Địa chỉ nơi cư trú tại Việt Nam và ở nước ngoài.

2. Các giấy tờ hợp pháp khác, bao gồm: bản sao hộ chiếu, giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thm quyền cấp và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).

Về thời hạn hợp đồng

Điều 8. Thời hạn hợp đồng lao động đối vi người nước ngoài được thuê làm giám đốc

Thời hạn hợp đồng lao động của người nước ngoài được thuê làm giám đốc do hai bên xác định trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng nhưng tối đa không quá thời hạn của giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thm quyền cấp.

Điều 9. Kéo dài thời hạn hợp đồng lao động

Người sử dụng lao động và người được thuê làm giám đốc có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động 01 lần thông qua ký kết phụ lục hợp đồng lao động nhưng tối đa không quá 12 tháng. Khi hết thời hạn đã kéo dài thì hai bên phải giao kết hợp đồng lao động mới. Thời gian kéo dài thời hạn hợp đồng lao động đối với người nước ngoàđược thuê làm giám đốc tối đa không quá thời hạn của giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Ngoài ra theo Khoản 2 ĐIều 115 Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:

“Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại Khoản 1 ĐIều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.”

Vậy thời gian nghỉ lễ, tết của của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thêm một ngày nghỉ truyền thống theo quốc gia của họ.

III. Về đồng tiền thanh toán trong Hợp đồng lao động:

Tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có nói rõ:

“Người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài làm việc cho chính tổ chức đó.”

Như vậy, đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt nam, người sử dụng lao động có thể trả các khoản tiền lương, phụ cấp… bằng ngoại tệ.

Trên đây là một số ý kiến phân tích nhằm mục đích tham khảo của LTL Consultant. Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí cho trường hợp của mình. Chúng tôi muốn được giúp đỡ các bạn, quý Doanh nghiệp và trao đi những giá trị thật sự.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *