Hướng dẫn làm phương án kinh doanh vận tải

Hướng dẫn làm phương án kinh doanh vận tải

Phương án kinh doanh vận tải hàng hóa là gì? Nội dung của Phương án kinh doanh vận tải hàng hóa là gì? LTL xin hướng dẫn làm phương án kinh doanh vận tải?

Điều 21. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);

e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

Hướng dẫn làm phương án kinh doanh vận tải

  • Các thông tin về Tổ chức quản lý hoạt động vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải: Đơn vị kinh doanh vận tải phải nêu rõ về Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng nhiệm vụ các phòng, ban; Người điều hành hoạt động vận tải: họ tên, trình độ, chuyên ngành; Phương án tổ chức bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông của đơn vị vận tải (chỉ áp dụng đối với đơn vị vận tải đăng ký kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ); Công tác lắp đặt, theo dõi, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình; trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng.
  • Phương án kinh doanh vận tải hàng hóa: Loại hình kinh doanh vận tải (ghi rõ hình thức kinh doanh vận tải như: Vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải, vận tải hàng hóa thông thường…); Phương tiện: số lượng, chất lượng, việc gắn thiết bị giám sát hành trình; Phạm vi hoạt động (nêu rõ hành trình hoạt động có cự ly từ 300 km trở lên hay dưới 300 km); Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện; Lái xe: số lượng, hạng giấy phép lái xe, chế độ tập huấn nghiệp vụ; Nơi đỗ xe của đơn vị vận tải: địa điểm, diện tích.
  • Đại diện đơn vị kinh doanh vận tải ký tên, đóng dấu.

Ngoài ra cần lưu ý thêm, Phương án kinh doanh vận tải bằng hàng hóa cũng phải nêu rõ số lượng xe mà doanh nghiệp có hoặc dự kiến kinh doanh theo quy định dưới đây.

Điều 19. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa

…………………

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:

a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;

b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.

LTL rất hân hạnh cung cấp cho Quý khách hàng các nội dung hướng dẫn làm phương án kinh doanh vận tải nhằm mục đích tham khảo như trên.

Phù hiệu xe 2018 là gì?

Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí cho các thắc mắc và trường hợp cụ thể của mình.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

One Reply to “Hướng dẫn làm phương án kinh doanh vận tải”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *