Hợp đồng mua bán công ty

Hợp đồng mua bán công ty

Hợp đồng mua bán công ty là thuật ngữ mang nghĩa rộng.Trong bài viết này sẽ giới thiệu những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân. Bởi vì, đây là loại hình doanh nghiệp một chủ cho nên giao dịch mua bán doanh nghiệp tư nhân phải có sự chấp thuận của chủ doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời các bên cần lập hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân bằng văn bản. 

Một hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân cần bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

Thông tin các bên tham gia vào hợp đồng: Thông tin của các bên cần được liệt kê rõ ràng, chính xác bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số giấy tờ chứng thực cá nhân, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi cư trú. Việc ghi nhận đầy đủ thông tin đảm bảo xác định rõ ràng các chủ thể tham gia vào hợp đồng và tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp.

Mô tả đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng mua bán là doanh nghiệp tư nhân. Mô tả đối tượng của hợp đồng là doanh nghiệp tư nhân cần bao gồm: tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh, ngày cấp, trụ sở chính.

Quyền và nghĩa vụ các bên: Nội dung của điều khoản này phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, thỏa thuận này không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội nhằm tránh nguy cơ hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu.

Giá bán và phương thức thanh toán: Giá bán doanh nghiệp tư nhân cần được thể hiện bằng một số tiền nhất định. Các bên cần lưu ý, giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam, thì đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013:

“Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

Thời điểm thanh toán: Thời điểm thanh toán là căn cứ để xác định nghĩa vụ thanh toán của bên mua. Đây cũng là căn cứ để xác định các biện pháp như yêu cầu lãi chậm trả,…các bên cần thỏa thuận một thời điểm rõ ràng để thanh toán tiền mua doanh nghiệp tư nhân và các chi phí khác.

Điều khoản thỏa thuận khác về lao động mà doanh nghiêp tư nhân đang sử dụng: Để tránh trường hợp vi phạm pháp luật lao động, các bên cần thỏa thuận về phương thức sử dụng lao động sau thời điểm chuyển giao nhằm tránh trường hợp bị xử phạt hay khởi kiện.

Các cam đoan và đảm bảo của các bên: Nội dung này chủ yếu bao gồm: cam đoan về năng lực hành vi dân sự, thiện chí, trung thực, cam đoan và đảm bảo về các sự kiện mấu chốt.

Phương thức giải quyết tranh chấp: Các bên có quyền lựa chọn các phương thức khác nhau trong trường hợp tranh chấp xảy ra: Thương lượng, hòa giải, yêu cầu Tòa án hay Trọng tài giải quyết.

Trong giao dịch mua bán doanh nghiệp tư nhân thì việc soạn thảo hợp đồng là rất quan trọng. Đây chính là bước đóng vai trò bản lề trong việc thực hiện chuyển giao doanh nghiệp tư nhân cũng như tiến hành thay đổi thông tin chủ doanh nghiệp tư nhân.

 https://tuvanltl.com/le-phi-thay-doi-nganh-nghe-kinh-doanh/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com