Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì?

I. Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì?

Tại khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư 2014 định nghĩa về hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:

“Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.”

Không giống việc thành lập pháp nhân tại Việt Nam hay góp vốn, mua lại phần vốn góp/ cổ phần hay hợp tác công tư, Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là một loại hình đầu tư khá đặc biệt mà tại đó các chủ thể của hợp đồng vẫn giữ nguyên tư cách pháp lý của mình, nhân danh mình thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Với cơ chế đàm phán nhằm chia sẻ quyền và nghĩa vụ trong đầu tư, kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

II. Chủ thể của hợp đồng BCC

Chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC là các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Hợp đồng có thể bao gồm đại diện của hai bên chủ thể hoặc nhiều bên, phụ thuộc vào số lượng đại diện muốn tham gia hợp tác kinh doanh, muốn trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Điều này được quy định rõ tại Khoản 13, 14, 15 ĐIều 13 Luật đầu tư 2015 như sau:

  • Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
  • Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Như vậy, mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay tư nhân đều có thể là chủ thể ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC. Đây là điểm khác biệt rõ rệt so với các quy định về hình thức đầu tư theo hợp đồng về đầu tư trước đây.

III. Ưu và nhược điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Ưu điểm:

  • Giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, công sức, không bị ràng buộc do không phải thành lập một pháp nhân trước khi triển khai dự án đầu tư và tiến hành hoạt động kinh doanh.
  • Các bên có thể hỗ trợ, bổ sung cho những khiếm khuyết của nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ví dụ điển hình là nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận thông qua các đối tác trong nước am hiểu thị trường. Còn nhà đâu tư trong nước có thể được nhà đầu tư nước ngoài hỗ trợ về vốn, nhân lực, công nghệ hiện đại.
  • Hình thức đầu tư đơn giản, dễ tiến hành (do không phải thành lập pháp nhân mới).
  • Quy mô dự án linh hoạt, sớm thu được lợi nhuận, thích hợp với các dự án cần triển khai nhanh, thời hạn đầu tư ngắn.

Nhược điểm:

  • Việc không thành lập pháp nhân vừa chính là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm khiến nhà đầu tư gặp nhiều hạn chế khi thực hiện hợp đồng.
  • Pháp luật chưa có quy đinh cụ thể về trách nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên vi phạm hợp đồng.
  • Hợp đồng BCC chỉ được áp dụng trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định và chỉ khi doanh nghiệp muốn đơn giản hóa việc quản lý kinh doanh, thời gian rút ngắn thì mới chọn phương án đầu tư này.

Trên đây là một số ý kiến phân tích nhằm mục đích tham khảo của LTL Consultant. Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí cho trường hợp của mình. Chúng tôi muốn được giúp đỡ các bạn, quý Doanh nghiệp và trao đi những giá trị thật sự.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *