Hành vi hoạt động kinh doanh lữ hành không đúng nội dung trong Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Hành vi hoạt động kinh doanh lữ hành không đúng nội dung trong Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Thuật ngữ “Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa” chỉ được ban hành trong Luật du lịch 2017. Bởi vì, trong Luật du lịch 2005 không quy định dịch vụ lữ hành nội địa phải đề nghị cấp phép. Vì vậy, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa theo quy định cũ thì không tồn tại. Tuy nhiên, theo quy định mới tại Luật du lịch 2017, thì thủ tục này là bắt buộc.

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 78 Luật du lịch 2017:

2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn trên, nếu không có giấy phép thì doanh nghiệp không được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.”

Như vậy, theo quy định trên, thì hiện tại hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch cần phải được cấp Giấy phép kể cả trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày Luật du lịch 2017 có hiệu lực.

Sau khi được cấp Giấy phép, doanh nghiệp cần hoạt động đúng theo phạm vi thẩm quyền đã được cấp phép nhằm tránh trường hợp bị xử phạt. Kể từ ngày 01/08/2019, Nghị định 45/2019/NĐ-CP có hiệu lực điều chỉnh, thì các chế tài được áp dụng với hành vi trên như sau:

Theo quy định tại Điểm b Khoản 12 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, thì mức phạt tiền đối với hành vi này là:

“12. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành không đúng phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành ghi trong giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.”

Theo quy định tại Điểm b Khoản 15 Điều 7 Nghị định 45/2019 thì chế tài xử phạt bổ sung như sau:

“15. Hình thức xử phạt bổ sung: b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12, khoản 13 Điều này;”

Theo quy định tại Điểm a Khoản 16 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, thì biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với hành vi này:

“16. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, điểm b khoản 12, điểm a và điểm b khoản 13, khoản 14 Điều này;”.

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline090.145.1945
Emailtuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *