Điều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Điều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Loại hình Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình phổ biến với chế độ trách nhiệm hữu hạn đầy ưu điểm cho cá nhân/ tổ chức muốn thành lập công ty để quyền chủ sở hữu thuộc về mình. ĐIều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên là gì? Các bước thành lập công ty được thực hiện như thế nào? Thành phần hồ sơ bao gồm những gì? Thời gian xử lý là bao lâu? Có phức tạp hay không?

LTL Consultant xin nêu ngắn gọn một số nội dung cơ bản của Điều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên như sau:

I. Công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

II. Điều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Chủ sở hữu là cá nhân hay tổ chức cần quan tâm đến Điều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên như sau:

1. Thành viên góp vốn/ cổ đông không thuộc các trường hợp không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp:

Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

2. Tên doanh nghiệp

Điều 39. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

3. Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh, đầu tư được áp theo mã ngành của hệ thống ngành nghề Việt Nam. Tùy ngành nghề hoạt động sẽ có những quy định về điều kiện về vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề và điều kiện về giấy phép con sau hoạt động.

4. Trụ sở chính

Trụ sở doanh nghiệp phải rõ ràng bao gồm các yếu tố số nhà, tên đường/ngõ/phố, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã, thành phố, tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.

Có điện thoại, email. Và, cần lưu ý rằng trụ sở chính không được là chung cư, khu tập thể trừ khi tòa nhà được cấp phép xây dựng cho mục đích cho thuê làm văn phòng.

5. Vốn doanh nghiệp

Vốn doanh nghiệp gồm 2 loại là vốn điều lệ và vốn pháp định (yêu cầu tùy vào từng trường hợp)

III. Thủ tục thành lập Công ty TNHH 1 thành viên

Điều 23. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.

Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.

4. Bản sao hp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

5. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

IV. Thời gian thực hiện

Hồ sơ sẽ được xử lý trong thời gian 3 ngày làm việc và doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ.

Hộ kinh doanh cá thể phải nộp những loại thuế nào?

Trên đây là một số thông tin chung liên quan đến Điều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên nhằm mục đích tham khảo của LTL Consultants.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn cho trường hợp cụ thể của mình.

Sứ mệnh của chúng tôi sẽ chưa hoàn thành cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

2 Replies to “Điều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *