Đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Căn cứ theo khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Mỗi tổ chức, cá nhân muốn nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường hiện này cần xây dựng cho mình một nhãn hiệu riêng, độc quyền. Mỗi một nhãn hiệu độc quyền có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó gắn liền với chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.

Hiện nay, tình trạng làm giả sản phẩm, nhãn hiệu ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Vậy làm thế nào để đăng ký nhãn hiệu độc quyền và chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu?

1. Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền 

Tại điều 789 Luật dân sự được cụ thể như sau:

  • Cá nhân, pháp nhân những chủ thể khác tiền hành hoạt động sản xuất, dịch vụ hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản phẩm, dịch vụ do chính họ sản xuất hoặc sẽ sản xuất.
  • Cá nhân, pháp nhân hay các chủ thể khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, hàng hóa cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường, nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm tương ứng và không phải đổi việc nộp đơn nói trên.
  • Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho cá nhân, pháp nhân.
  • Quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã nộp, có thể được chuyển giao như đối với sáng chế giải pháp hữu ích hay kiểu dáng công nghiệp.

2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh: 1 bản có sao y công chứng.
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (theo mẫu).
  • Mẫu nhãn hiệu hàng hóa: Mẫu có kích thước không được nhỏ hơn 70x70mm.
  • Những giấy tờ xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp trong trường hợp người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác.
  • Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

3. Thời gian xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền 

  • Thẩm định hình thức: Đánh giá tính chất hợp lệ của đơn theo yêu cầu về hình thức đối tượng loại trừ, quyền nộp đơn để đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không, sẽ mất thời gian 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Công bố đơn hợp lệ: Khi đơn được chấp nhận tức là đã hợp lệ được công bố trên thông báo SHCN trong thời gian 2 tháng kể từ ngày chấp nhận, nội dụng công bố liên quan tới mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa và dịch vụ kèm theo.
  • Thẩm định nội dung: Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công bố là hợp lệ thì sẽ phải thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, thời hạn thẩm định nội dung đơn sẽ không quá 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Đó là tất cả những hồ sơ, thủ tục, quy trình liên quan tới việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền, sẽ mất thời gian khá dài thể thực hiện. Để nộp đơn bạn có thể nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện tới cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc các văn phòng đại diện có ở hai thành phố lớn là Đà Nẵng và Tp. HCM.

Vai trò của quyền sở hữu công nghiệp

Trên đây là một số quy định chung liên quan đến Đăng ký nhãn hiệu độc quyền nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *