Có nên bỏ quy định số lượng xe tối thiểu của doanh nghiệp vận tải?

Có nên bỏ quy định số lượng xe tối thiểu của doanh nghiệp vận tải?

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau ( Theo Nghị định 86/2014/ND-CP):

a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;

b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.

        Trong khi đó, doanh nghiệp kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Theo đó, đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Hoạt động chở hàng này có làm phát sinh khoản lợi nhuận thu qua sản phẩm công ty thực hiện chuyên chở, vậy nên vẫn phát sinh hoạt động kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Như vậy, đối tượng này vẫn phải xin giấy phép kinh doanh vận tải.

Và được quy định chi tiết tại Điều 50, Thông tư số 63/2014/TT – BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ như sau:

“Điều 50. Quy định về đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải có Giấy phép kinh doanh

Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc một trong các đối tượng sau đây:

  • Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
  • Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.
  • Có từ 05 xe trở lên.
  • Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa”.

Trên thực tế, Hầu như các doanh nghiệp đang kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp vẫn phải xin giấy phép kinh doanh và xin phù hiệu để tránh trường hợp bị công an giao thông phạt do không thể chứng minh mình thuộc các trường hợp nêu trên. Thì việc quy định số lượng phương tiện tối thiểu cho các doanh nghiệp này là không thỏa đáng.

Nên quy định cụ thể từng loại hình vận tải

    Đề cập vấn đề này, chuyên gia vận tải PGS, TS. Từ Sỹ Sùa cho rằng, mỗi nước có cách tiếp cận quy mô DN khác nhau theo từng loại hình vận tải. Loại hình taxi có thể bỏ được quy định số lượng phương tiện tối thiểu nhưng đối với xe buýt thì không thể bỏ quy định này. Theo ông Sùa, ở nhiều nước họ quan niệm chất lượng phụ thuộc vào “lượng đổi, chất đổi”. Trong tay anh có 5 xe không thể phục vụ được địa bàn có 1.000 người chẳng hạn.

    Ngược lại, PGS, TS. Sùa cho rằng, nếu quy định số lượng xe tối thiểu lại cản trở DN vừa và nhỏ. Hiện, chúng ta có khoảng 98% DN thuộc đối tượng này mà Chính phủ đang giúp họ khởi nghiệp. Vì vậy, theo tôi cần phải phân rõ loại hình nào cần thiết phải có số lượng xe tối thiểu, loại hình nào không. Ví dụ, như trường hợp đối với xe buýt tôi nói ở trên, với tần suất 10 phút/chuyến mà trong tay DN có 5 xe không thể làm được.

    “Chúng ta không nên “vơ đũa cả nắm”, trong 5 loại hình vận tải đường bộ, cần phân rõ loại hình nào cần quy định số lượng xe tối thiểu, loại hình nào thị trường tự điều tiết được thì không cần quy định hoặc khuyến khích điều kiện về số lượng phương tiện, có những luồng tuyến hay đơn hàng vẫn cần DN thực sự có năng lực”, ông Sùa nói.

Nguồn: Báo giao thông

Đề nghị tham gia ý kiến đối với dự thảo Nghị định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô và tổ chức, quản lý vận tải nội bộ bằng xe ô tô theo link bên dưới của Bộ giao thông vận tải:

http://mt.gov.vn/vn/Pages/chitietduthao.aspx?iDuThao=912

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline
0902990954
Emailinfo@tuvanltl.com

One Reply to “Có nên bỏ quy định số lượng xe tối thiểu của doanh nghiệp vận tải?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *