Chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể 2019

Chuyển nhượng hộ kinh doanh cá thể 2019

So với quy định về các loại hình doanh nghiệp, thì quy định về hộ kinh doanh còn khá sơ sài. Vì vậy, có nhiều vấn đề phát sinh trong nội bộ hộ kinh doanh mà không được pháp luật quy định, chuyển nhượng hộ kinh doanh là một trong số đó. Trong bài viết này, chuyên viên sẽ phân tích vấn đề trên.

Như đã nói ở trên, chuyển nhượng hộ kinh doanh hiện nay vẫn chưa được pháp luật quy định. Về cơ bản, giao dịch chuyển nhượng các  chủ thể kinh doanh được tiến hành dưới hai dạng chính:

Thứ nhất, chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp/vốn điều lệ/mua bán doanh nghiệp: Hình thức chuyển nhượng này được áp dụng với các hình thức doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân.

Thứ hai, mua bán tài sản: Được áp dụng đối với các chủ thể không có tư cách pháp nhân bao gồm hộ kinh doanh cá thể.

Vì vậy, đối với giao dịch chuyển nhượng hộ kinh doanh thì thực chất là đang tiến hành giao dịch mua bán tài sản của hộ kinh doanh. Vì vậy, để thực hiện được ý định này thì bạn cần tiến hành những bước sau đây:

Bước 1: Yêu cầu hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động

Theo quy định tại Điều 77 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, thì thủ tục trên được tiến hành như sau:

Điều 77. Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.”

Bước 2: Tiến hành chuyển nhượng tài sản của hộ kinh doanh

Việc chuyển nhượng tài sản của hộ kinh doanh cần lập bằng hình thức văn bản để tạo ra sự rõ ràng về mặt pháp lý. Tùy thuộc vào loại hình tài sản có hay không cần đăng ký quyền sở hữu mà hợp đồng chuyển nhượng có cần công chứng, chứng thực hay không. Ví dụ: Đối với hợp đồng mua bán động sản như bàn ghế, công dụng cụ thì chỉ cần chữ ký của các bên. Tuy nhiên, nếu đối tượng là bất động sản thì cần phải công chứng, chứng thực.

Bước 3: Tiến hành đăng ký thành lập hộ kinh doanh để tiến hành hoạt động

Vì hộ kinh doanh cũ đã chấm dứt hoạt động, nếu bạn muốn hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh thì cần tiến hành thủ tục đăng ký thành lập. Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Khoản 1 Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP bao gồm những loại giấy tờ sau đây:

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  2. Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
  3. Bản sao hợp lệ Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập;
  4. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là cá nhân thành lập hoặc người đại diện của hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh.

Hiện nay, pháp luật chưa quy định về giao dịch chuyển nhượng hộ kinh doanh. Vì vậy, các bên cần tiến hành theo quy trình như trên để đạt được ý định của mình.

https://tuvanltl.com/thu-tuc-dang-ky-thanh-lap-trung-tam-giao-duc/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *