Các chức năng của nhãn hiệu

Các chức năng của nhãn hiệu

Theo khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 chỉ rõ: “ Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau”. Nhãm hiệu có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức nhất là trong nền kinh tế ngày càng hội nhập. Mỗi doanh nghiệp cố gằng hết sức để gây dựng một thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng để nâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng mở cửa hội nhập. Để làm được điều này mỗi cá nhân, tổ chức phải nắm rõ mỗi chức năng của thương hiệu. Bài viết này sẽ phân tích và làm rõ hơn chức năng của nhãn hiệu.

Nhãn hiệu nói chung có rất nhiều chức năng nhưng chức năng tiêu biểu như: chức năng phân biệt, chức năng thông tin và chỉ dẫn, chức năng quảng cáo tiếp thị …

1.Chức năng phân biệt

Theo khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” Như vậy, chức năng này là chức năng rất quan trọng của nhãn hiệu được luật sở hữu trí tuệ trực tiếp ghi nhận. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hàng hóa cùng loại rất đa dạng và phong phú. Người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa chủ yếu dựa vào dấu hiệu hay nhãn hiệu hàng hóa của các cơ sở kinh doanh sản xuất gắn trên sản phẩm, hàng hóa khi đưa ra thị trường. Việc dựa vào các dấu hiệu và nhãn hiệu làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá chất lượng, giá thành sản phẩm, mẫu mã hàng hóa của các loại sản phẩm cùng loại từ các nhà sản xuất khác nhau.Từ đó, người tiêu dùng sẽ ghi nhớ và lựa chọn.

2. Chức năng thông tin và chỉ dẫn

Nhãn hiệu được xem như một phương tiện chỉ dẫn nguồn gốc thương mại một cách hiệu quả và nhanh chóng. Nhãn hiệu là biểu tượng thương mại của doanh nghiệp, từ nhãn hiệu đó người tiêu dùng biết được người sản xuất sản phẩm, đánh giá chất lương sản phẩm nhà sản xuất cung ứng. Đồng thời, khi mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ người tiêu dùng luôn quan tâm đến xuất xứ sản phẩm để xem xét độ uy tín của nơi sản xuất mà lựa chọn sử dụng mà ít khi quan tâm đến thành phần. Mặt khác, một bộ phận người tiêu dùng chọn mua hàng hóa vì họ hài lòng về chất lượng, giá cả của hàng hóa đó. Họ chọn mua hàng hóa đó vì họ biết được chất lượng của hàng hóa, sản phẩm được chế tạo từ loại vật liệu gì, hàng hóa đó phù hợp với nguồn tài chính của họ và nhiều thông tin khác về sản phẩm đó. Như vậy, nhãn hiệu hàng hóa có chức năng thông tin gián tiếp về sản phẩm.

3. Chức năng quảng cáo, tiếp thị

Thông qua vai trò cá thể hóa sản phẩm, màu sắc, sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa còn thực hiện chức năng quảng cáo sản phẩm cho nhà sản xuất để sản phẩm có thể sớm đến được với người tiêu dùng. Nhãn hiệu giúp doanh nghiệp phân biệt và định vị sản phẩm của họ đối với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Đây là một vai trò quan trọng trong chiến lược quảng cáo, tiếp thị và xây dựng hình ảnh. Nhãn hiệu là một cách thức chỉ dẫn cô đọng về sản phẩm, là một sự giới thiệu ngắn gọn về sản phẩm, nguồn gốc sản phẩm và chất lượng của sản phẩm đó. Một khi nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trên thị trường thì lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ ngày càng lớn.

4. Chức năng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Việc nhãn hiệu ngày càng được biết đến rộng rãi, tăng lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ thúc đấy nhà sản xuất ngày càng cải tiến trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế các rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời, nhãn hiệu cũng tạo vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng nâng cao giá thành sản phẩm của mình trên thị trường hoặc dễ dàng mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Legal for Startup 4 – Vai trò của quyền Sở hữu trí tuệ đối với Startup

Trên đây là một số thông tin về Các chức năng của nhãn hiệu nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

2 Replies to “Các chức năng của nhãn hiệu”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *