Bảo hộ tên thương mại

Bảo hộ tên thương mại

Theo khoản 21 Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì “ Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”

Tên thương mại là phương tiện giao tiếp giữa chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác, vì vậy ngay từ khi thành lập các doanh nghiệp cần chú trọng và bảo vệ đối tượng này. Tên thương mại không chỉ là tên gọi của tổ chức, cá nhân mà nó còn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức. Trong bài viết này đề cập đến điều kiện đối với tên thương mại, khả năng phân biệt của tên thương mại, hành vi xâm phạm tên thương mại.

1. Điều kiện đối với tên thương mại

Theo Điều 76 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì điều kiện chung đối với tên thương mại như sau:

“Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”

Đối với khả năng phân biệt theo Điều 78 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sử đổi, bổ sung năm 2009 quy định một tên thương mại được xem là có khả năng phân biệt khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng một lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Tên thương mại cần có khả năng phân biệt vì không phải bất kỳ tên thương mại nào cũng được pháp luật bảo hộ. Để được bảo hộ tên thương mại phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác, điều này là cần thiết.

Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng được bảo hộ dưới danh nghĩa tên thương mại, theo Điều 77 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy đinh các đối tượng sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa của tên thương mại:

“Tên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị-xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc các chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa tên thương mại”.

2. Căn cứ xác lập quyền bảo hộ tên thương mại

Theo điểm b khoản 2 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định căn cứ xác lập tên thương mại như sau:

“Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.”

Như vây, căn cứ xác lập tên thương mại không dựa vào đăng ký bảo hộ mà dựa trên cơ sở sử dụng.

Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định rõ hành vi được xem là xâm phạm quyền bảo hộ đối với tên thương mại cụ thể tại khoản 2 Điều 129 quy định:

Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước đó cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm dịch vụ tương tự gây nhầm lẫn với chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.”

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Trên đây là một số quy định chung liên quan đến Bảo hộ tên thương mại nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *